Tìm hiểu chung (9 )’

Một phần của tài liệu giao an 11 (tiet 1 - 22) (Trang 25 - 27)

1. Tác giả - Tác phẩm (3 )

? Phần tiểu dẫn lu ý chúng ta nội dung gì?

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu Quế Sơn

- Sinh ra ở quê mẹ: Hoàng Xá, ý Yên, Nam Định; sống chủ yếu ở quê cha: Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.

- Lúc nhỏ tên là Thắng, học giỏi, thông minh. Sau kì thi hội (1865) không đỗ nên đổi tên là Khuyến (cố gắng)

- Gia đình Nguyễn Khuyến có truyền thống nho học. Nhng đến đời cụ thân sinh ra Nguyễn Khuyến không đỗ đạt chỉ ở nhà dạy học.

+ Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả ba kì thi: Hơng, Hội, Đình. Ngời ta gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. (Năm 1864 thi Hơng đậu giải Nguyên; năm 1871 đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên)

Gv: Ông làm quan 14 năm. Năm 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan về làng, dạy học sống thanh bạch. Nguyễn Khuyến là ngời có tài năng, cốt cách thanh cao, chia sẻ đồng cảm với ngời dân ở quê hơng ông và tấm lòng yêu n- ớc thầm kín, kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

? Nêu khái quát về sự nghiệp sáng tác của ông?

- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, số lợng lớn. Hiện còn 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhng chủ yếu là thơ.

Gv: Thơ Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu quê hơng, đất nớc, gia đình, bè bạn, phản ánh cuộc sống thuần hậu, chất phác, nghèo khổ của nhân dân. Đồng thời tỏ thái độ châm biếm đả kích tầng lớp thống trị, bọn thực dân và tay sai phong kiến. Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Khuyến đối với nền văn học dân tộc là mảng thơ viết về làng quê, thơ trào phúng và ngôn ngữ thơ Nôm.

2. Văn bản

a. Đọc - giải nghĩa từ khó (2 )

- Đọc nhịp chậm, giọng nhẹ, phảng phất buồn

b. Vị trí và đề tài (2 )

? Bài thơ có vị trí và đề tài nh thế nào?

- Thu điếu nằm trong chùm thơ thu (3 bài). Cả ba bài đều có chung một đề tài (Thu Vịnh, Thu điếu, Thu ẩm).

Gv: Viết về mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca phơng Đông. Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đờng (Trung Quốc) có tới tám bài. Viết về mùa thu, mỗi thi nhân đều có cách riêng của mình. Với Nguyễn Khuyến, làng cảnh Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc bộ hiện lên trong chùm thơ thu rất rõ. Tiêu biểu nhất là trong Thu điếu.

? Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Gv: Có ngời cho chùm thơ thu ba bài viết trớc khi Nguyễn Khuyến cáo quan về ẩn tại quê nhà (Xuân Diệu). Thiết nghĩ có thể là sau. Ta căn cứ vào các ý thơ.

- Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào (Thu Vịnh) - Tựa gối ôm cần lâu chẳng đợc (Thu Điếu) - Mất lão không vầy cũng đỏ hoe (Thu ẩm)

Gv: Cha biết chính xác thời điểm sang tác từng bài nhng có thể đoán ông viết trong thời gian ở ẩn tại quê nhà. Thơ Nôm nhng đầu đề là chữ Hán.

c. Bố cục (2 )

? Bài thơ có thể chia bố cục theo cách nào?

- Loại trừ cách bố cục truyền thống, bài thơ này còn có bố cục theo 2 - 4 - 2. - Hai câu đầu: giới thiệu câu cá mùa thu

- Bốn câu tiếp: Cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ. - 2 câu cuối: Tâm sự tác giả.

* Có hai cách:

- Một là đọc - hiểu theo bố cục - Hai là đọc - hiểu theo chủ đề

Theo cách nào cũng đợc. Sau đây là cách đọc - hiểu theo chủ đề.

Một phần của tài liệu giao an 11 (tiet 1 - 22) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w