Giải pháp thu hút FDI theo các hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 87)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.4.2.2. Giải pháp thu hút FDI theo các hình thức đầu tư

Trước đây, khi chưa có pháp lệnh BCVT thì các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia viễn thông tại Việt Nam theo hình thức BCC còn các lĩnh vực phát triển bưu chính khác thì được áp dụng tất cả các hình thức đầu tư. Luật đầu tư 2005 không quy định cụ thể hình thức FDI phải áp dụng đối với từng lĩnh vực BCVT, tuy nhiên với phương hướng đầu tư theo hướng có chọn lọc, dịch vụ BCVT Việt Nam cần thực hiện như sau:

- Khu vực sản phẩm mà ngành BCVT chưa thực sự làm chủ được thị trường và công nghệ thì nên thực hiện theo hình thức liên doanh.

- Cần thực hiện liên kết công nghiệp BCVT với các ngành công nghiệp khác như: cơ khí chính xác, công nghiệp điện tử, hóa chất, hóa dẻo…

Vì vậy, dịch vụ BCVT cần chú trọng đầu tư hợp tác cả trong và ngoài nước, tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài, khai thác hiệu quả vốn đầu tư, công nghệ, khinh nghiệm nước ngoài, bên cạnh đó huy động vốn trong nước để khuyến khích liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, các thành phân kinh tế trong nước đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Khi tiến hành hợp tác liên doanh cần làm rõ mức độ chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Có như thế thì các liên doanh mới đứng vững trong thị trường.

Hình thức thu hút FDI đến 2015

Hiện tại những khu vực sản xuất công nghệ cao đặc biệt là sản xuất linh kiện rời mà ngành BCVT chưa đủ năng lực để sản xuất thì nên kêu gọi 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Để làm được điều này, ngành BCVT nên xác định cơ cấu đầu tư, cân bằng tỷ trọng đầu tư. Tỷ trọng đầu tư được xác định từ tỷ trọng các loại trang thiết bị trên mạng lưới BCVT. Đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả nhằm chủ động trong việc cung cấp thiết bị cho mạng lưới, tiết kiệm vốn ngoại tệ để nhập khẩu. Thứ tự ưu tiên phát triển các loại sản phẩm là:

+ Thiết bị mạng ngoại vi + Hệ thống chuyển mạch + Thiết bị truyền dẫn

- Hình thức BTO, BOT, BT...

Thu hút vốn FDI trong lĩnh vực khai khác viễn thông hiện nay và trong thời gian tới sẽ rất lớn. Trong khi gần đây việc thực hiện các BCC cho thấy kết quả có xu hướng giảm sút đòi hỏi phải cải tiến hình thức này và tìm một hình thức đầu tư có hiệu quả hơn. Vì thế, một số hình thức mới được đề xuất là: BTO, BOT

Theo nhận xét của các nhà chuyên gia trong và ngoài nước cho thấy đầu tư BTO và BOT là những phương thức mà các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm hơn cả bởi những nguyên nhân sau:

+ Khi đầu tư theo phương thức BOT, BTO phải thành lập doanh nghiệp BTO, BOT là các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Vì thế khi thành lập dự án nhà đầu tư ngoại có thể thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

+ Trong phương thức đầu tư BOT, BTO có chính sách ưu đãi hơn về thuế, đất đai, ngoại tệ bảo lãnh tài chính... nên phương thức này có ưu điểm nổi bật hơn các hình thức khác.

Mặt khác, mục đích của đầu tư theo phương thức BOT và BTO là đầu tư vào hạ tầng cơ sở mà lĩnh vực khai thác Viễn thông là một lĩnh vực thuộc hạ tầng cơ sở, cần phải phát triển trước một bước để thúc đẩy các ngành cùng phát triển. Vì vậy Bộ BCVT cần có động thái tích cự trong việc cấp phép cho loại hình đầu tư này.

- Phát triển hợp tác lĩnh vực internet, dịch vụ giá trị gia tăng trên internet và mạng cố định

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng, đặc biệt là dịch vụ trên internet và dịch vụ truyền số liệu đang dần trở nên quan trọng. Dự

báo năm 2012, các dịch vụ này sẽ chiếm khoảng 50% nhu cầu viên thông và sẽ tạo ra sự thay đổi của phương thức kinh doanh truyền thống, gây ảnh hưởng đến các dịch vụ khác.

Thị trường BCVT Việt Nam khi thực hiện cam kết trong hiệp định WTO và thương mại Việt – Mỹ sẽ là một thị trường cạnh tranh với một số đặc điểm chính sau:

- Mạng hạ tầng hiện nay và trong 10 năm tới cơ bản do VNPT xây dựng quản lý. Tuy nhiên đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tham gia thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ.

- Các công ty mới ra đời do tiềm lực còn yếu nên sẽ tìm kiếm nguồn lực từ bên ngoài để cạnh tranh với VNPT và sẽ nhằm tới các dịch vụ có nhiều triển vọng, đòi hỏi vốn đầu tư không cao hoặc những dịch vụ và thị trường mà VNPT chưa tập trung khai thác, họ cũng tích cực hợp tác với nước ngoài nhằm chiếm thị phần. Đặc biệt với sự ớn mạnh của Viettel trong những năm gần đây đã dần phá vỡ sự độc quyền thị trường của VNPT. Tất cả đang nên một thị trường viễn thông sôi động và cạnh tranh.

- Tăng cường hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ phần mềm

Công nghê thông tin vừa là ngành công nghệ cao vừa là ngành khoa học ứng dụng lớn có tính thâm nhập bao trùm trong mọi lĩnh vự hoạt động. Công nghệ phần mềm là một bộ phận chủ chốt giữ vai trò quan trọng của công nghệ thông tin. Ngành BCVT là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin nhiều nhất và có điều kiện để phát triển công nghệ thông tin.

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực ASEAN cho thấy quy mô thị trường nội địa còn nhỏ, muốn phát triển được công nghệ thông tin thì sản phẩm công nghệ thông tin phải ưu tiên cho xuất khẩu. Do đó, ngành công nghệ thông tin đòi hỏi phải hợp tác với nước ngoài để phát triển sản phẩm: hợp tác để phát triển thị trường …đặc biệt là công nghệ phần mềm vì phần mềm đóng vai trò như nền móng của ngành BCVT, nó quyết định tất cả các loại sản phẩm của BCVT trong tương lại.

Tăng cường hợp tác trong sản xuất các thiết bị đầu cuối như điện thoại cố định, điện thoại di động

Ngày nay, thị trường điện thoại di động đang phát triển chóng mặt, trên thị trường hiện nay có khoảng 40 triệu thuê bao di động và còn tiếp tục gia tăng, thế nhưng phần lớn điện thoại đầu cuối đang sử dụng tại Việt Nam là hàng nhập ngoại nhập ngoại. Vì vậy, hợp tác liên doanh với nước ngoài nhằm sản xuất và cung cấp

máy điện thoại đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng là một hướng đầu tư cho thấy nhiều triển vọng trong thời gian tới cần có sự quan tâm của ngành BCVT để xây dựng kế hoạch tăng cường hợp tác.

Đẩy mạnh tiến độ huy động vốn và sử dụng vốn

Tiến độ huy động và sử dụng vốn đầu tư của đối tác nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của dự án FDI. Trong những năm vừa qua, tiến độ đầu tư của một số dự án BCC của ngành không đạt được so với kế hoạch đề ra. Tiến độ đầu tư chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đồng bộ mạng lưới và khả năng phát huy hiệu quả các nguồn vốn đã đầu tư.

Sau đây là một số biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn FDI:

- Xây dựng cơ chế quản lý đặc thù cho các dự án FDI: Mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng trong vòng vài năm tới việc triển khi các dự án FDI vẫn đòi hỏi phải có một cơ chế hoạt động đầu tư có tính chất đặc thù riêng bởi bản chất các dự án FDI đã mang những đặc điểm riêng biệt so với các dự án trong nước khác.

- Nghiên cứu để chuyển từ cơ chế “xin phép” sang cơ chế “giám sát”, cụ thể: Phần quyền và trách nhiệm nhiều hơn cho các đơn vị thực thi đầu tư kinh doanh các dự án, để cho các đơn vị thực thi đầu tư kinh doanh này có nhiều quyền hạn hơn trong việc ra các quyết định trong quá trình hoạt động và triển khai của dự án, các đơn vị này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định của mình và sau đó sẽ thực hiện báo cáo lại cơ quan cấp trên; các cơ quan cấp trên chỉ thực hiện công việc giám sát sự hoạt động của các đơn vị thực thi và tiến hành phê duyệt, giải quyết các báo cáo của cấp dưới.

- Cần phải xây dựng phương án sử dụng các nguồn vốn còn dư, cải thiện sự thiếu minh bạch trong các khâu tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị và quản lý vốn đầu tư của các dự án BCC.

Về thị trường sản phẩm trong sản phẩm liên doanh Bưu chính viễn thông

Tăng cường củng cố thị trường trong nước bằng cách gia tăng các kênh phân phối sản phẩm viễn thông hợp lý, tăng cường các hình thức khuyến mại, quảng cáo nhằm thúc đẩy quá trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Riêng đối với VNPT cần phải cắt bỏ cơ chế bao tiêu sản phẩm của các liên doanh tại Việt Nam, tiến tới hình thức đấu thầu cho toàn bộ sản phẩm. Điều này nhằm nâng cao tính chủ động và khả năng cạnh tranh của các liên doanh trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thúc đẩy tiếp thị xuất khẩu, tiếp thị tại thị trường viễn thông khu vực và trên thế giới, khuyến khích các đối tác nước ngoài tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm ở thị trường quốc tế.

Nâng cao công suất hoạt động thiết bị và duy trì ở mức hiệu quả nhất đồng thời sử dụng hệ thống lao động gián tiếp ở mức hợp lý để tạo sự cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Tổ chức công tác vận động đầu tư vào lĩnh vực BCVT

Trong những năm qua chúng ta mới chỉ chú trọng tới việc ban hành và xây dựng các danh mục kêu gọi đầu tư. Nhiệm vụ quan trọng của việc xúc tiến đầu tư là tuyên truyền các doanh mục này và động viên lôi cuốn sự quan tâm của các nhà đầu tư vào các doanh mục đó. Hoạt động xúc tiến đầu tư của BCVT Việt Nam còn yếu kém ở khâu tuyên truyền, động viên… nguyên nhân do một thời gian dài hoạt động của ngành luôn ở thế bị động, thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao. Vì vậy không tránh khỏi sự thiếu kinh nghiệm trong vấn đề đầu tư quốc tế, kinh phí dành cho hoạt động này còn khá ít: tư tưởng ngồi chờ nhà đầu tư đến đặt vấn đề kéo dài trong thời kỳ đầu, phương tiện tuyên truyền còn nghèo nàn. Muốn thực hiện công tác xúc tiến đầu tư tốt BCVT cần phải đầu tư một khoản chi phí nhất định và sự quan tâm thỏa đáng tới vấn đề này. Cần phải tổ chức tuyên truyền từ bên ngoài, chúng ta có thể thông qua cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.

Hoàn thiện hệ thống văn bản và cơ chế chính sách quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong nội bộ ngành, phát huy tối đa nội lực của ngành, tận dụng tốt các lợi ích của hợp tác đầu tư, cụ thể về các mặt: nhu cầu vốn đầu tư, yêu cầu chuyển giao công nghệ, yêu cầu về phát triển kinh doanh, kỹ thuật và quản lý và hiệu quả kinh tế… khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài chủ động triển khai dự án theo tiêu chí hiệu quả-đúng luật.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w