Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn.

Khi xét đến nguồn vốn đầu tư nhiều hay ít vào một quốc gia, điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là môi trường kinh doanh. Trong thời gian qua Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để khuyến khích thu hút đầu tư bên cạnh việc sử đổi luật đầu tư nước ngoài thông thoáng hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều lợi ích hơn. Nhưng theo xếp loại về môi trường kinh doanh được đưa ra trong báo cáo môi trường kinh doanh năm 2009 được ngân hàng thế giới WB và tổ chức tài chính quốc tế đưa ra, Việt Nam xếp hàng 81/178 quốc gia. Nước ta vẫn xếp sau các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia. Báo cáo môi trường kinh doanh được đưa ra dựa trên 10 chỉ số đánh giá đó là: thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản, tuyển dụng và sa thải lao động, vay vốn, bảo vệ nhà đầu tư, đóng thuế, thương mại quốc tế, thực thi và giải thể hợp đồng. Qua đó ta có thể thấy vấn đề nhức nhối trong thời gian qua của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết triệt để như: Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, các vấn đề xyar ra đối với tranh chấp lao động đang là vấn đề khá phổ biến đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

- Giám sát triển khai các dự án FDI còn nhiều hạn chế

Hiệu quả công tác quản lý giám sát triển khai thực hiện nhiều dự án FDI còn thấp, không có sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động triển khai dự án FDI. Mặt khác việc xử lý các vấn đề phát sinh chậm trễ. Một số cơ quan chưa thực hiện chức năng của mình, không tạo điều kiện giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các quyết định đưa ra.

- Hoạt động hỗ trợ, xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả.

Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài tuy có nhiều cố gắng song vẫn chủ yếu tạp trung ở trong nước, thông tin Việt Nam ở nước ngoài chưa dủ đáp ứng các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với chúng ta. Công tác tuyên truyền phục vụ cho đầu tư nước ngoài về kể cae trong nước chưa được quan tâm đúng mức.

Thực tế có rất nhiều cuộc xúc tiến đầu tư tốn kém tiền của nhưng thông tin dành cho nhà đầu tư rất sơ sài. Các dự án kêu gọi đầu tư mới chỉ đưa ra những thông

tin chung về tổng vốn đầu tư, ngành nghề… Trong khi còn rất nhiều thông tin cụ thể mà nhà đầu tư cần lại không có như: Khi một dự án đầu tư vào địa phương phải chịu những loại thuế, phí nào với mức bao nhiêu… Nhìn chung thông tin xúc tiến đầu tư chưa thể hiện được sự cần thiết của các lĩnh vực thu hút đầu tư mặt khác cũng chưa tìm hiểu rõ nhà đầu tư mong muốn gì để đưa ra các phương án xúc tiến phù hợp.

Hệ thống các cơ quan xúc tiến đầu tư của Việt Nam từ trung ương đến địa phương đã được hình thành nhưng còn nhiều điểm hạn chế. Tổ chức xúc tiến của mỗi địa phương một khác khiến cho hoạt động của các trung tâm xúc tiến không được tiến hành một cách đồng bộ, thiếu sự phối hợp với nhau. Dẫn đến hậu quả là sự chồng chéo trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư. Việc các địa phương đua nhau ra các chính sách cạnh tranh thu hút riêng đã gây thiệt hại về lợi ích cho Việt Nam. Nhiều địa phương quá chú trọng ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai nhưng hiệu quả thu hút đầu tư vẫn thấp. Những yếu tố thông thoáng của các cơ quan hành chính, mức độ thực hiện cam kết đầu tư, hạ tầng, môi trường xã hội và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương cũng rất cần được coi trọng.

Việt Nam gia nhập WTO được gần 5 năm song định hướng về các doanh nghiệp trong nước về vị trí của mình vẫn chưa xác định một cách đúng đắn. Mở của, hội nhập và lợi thế cạnh tranh mới được số ít các doanh nghiệ quan tâm đúng mức.

- Những định hướng phát triển cụ thể đối với các dịch vụ cao cấp chưa được quan tâm.

Viêt Nam chưa có chiến lược hay quy hoạch cụ thể về phát triển khu vực dịch vụ bao gồm những phân ngành dịch vụ chủ chốt như: Du lịch-khách sạn, Ngân hàng- tài chính, giáo dục-y tế…Việc thu hút đầu tư ở các phân ngành nêu trên chỉ dừng lại ở khuyến khích đầu tư song việc định hướng cụ thể trong chiến lược thu hút đầu tư chủ yếu vào ngành nào, kế hoạch phát triển cần đạt được trong thời gian bao lâu, việc thu hút các dự án FDI tác động đến kinh tế xã hội như thế nào và giám sát kiểm tra ra sao chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời, môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế.

Chương III: Giải pháp thu hút FDI vào khu vực dịch vụ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)