Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 73)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.2.1. Cơ hội và thách thức

3.2.1.1. Cơ hội

- Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực dịch vụ Việt Nam trong những năm qua được đánh giá là dưới mức tiềm năng. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển khu vực này còn lớn và nếu thu hút được FDI vào khu vực này thì khu vực dịch vụ sẽ trở thành động lực rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới. Nhà nước Việt Nam tiếp tục có những chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ, trong đó có nhần mạnh đến hội nhập quốc tế và cả những điều chỉnh chính sách nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế; nếu những chủ trương, chính sách này được thực hiện có hiệu quả, thì khu vực dịch vụ có điều kiện thuận lợi để nâng cao sức mạnh của mình. Chiến lược tổng thể quốc gia về phát triển khu vực dịch vụ mà Việt Nam đang xây dựng cũng hứa hẹn tạo cơ hội phát triển tốt cho khu vực này.

- Khi Việt Nam gia nhập WTO, hứa hẹn sẽ có một làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng là đại điểm hấp dẫn đối với các tổ chức tài trợ nước ngoài, do vậy các nhà cung ứng dịch vụ của Việt Nam có cơ hội xuất khẩu dịch vụ tới các nhà đầu tư nước ngoài ngay tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cơ hội ra nước ngoài. Sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không chỉ tạo cơ hội tìm hiểu những thông lệ và kinh nghiệm hoạt động quốc tế tốt nhất, mà còn tạo cơ hội chuyển giao công nghệ mềm thông qua các doanh nghiệp liện doanh hoặc lưc lượng lao động đang làm việc trong những doanh nghiệp ấy.

- Số lượng các hiệp định quốc tế với các cam kết tự do hóa tiếp cận thị trường dịch vụ của Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Điều này đang diên ra ở tất cả các cấp độ: song phương, khu vực và toàn cầu. Các rào cản tiếp cận thị trường mà các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam hiện vấp phải sẽ dần dần được xóa bỏ và điều đó sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận các thị trường mới.Bên cạnh việc tiếp cận thị trường, các

doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam còn có thể tiếp cận các nguồn lực khác từ thị trường quốc tế như vốn, nhân lực, công nghệ, tri thức.. Ví dụ, việc Việt Nam ra nhập WTO sẽ mang lại những cơ hội quan trọng về thu hút FDI vào khu vực dịch vụ như: Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý từ nước ngoài một khi các điều khoản và điều kiện của WTO được thỏa mãn; cạnh tranh từ các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ khiến cho các nhà cung ứng dịch vụ của Việt Nam phải đổi mới, cải tiến công nghệ, đào tạo lại đội ngũ nhân viên và nâng cao chất lượng dịch vụ; Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước và khu vực khác trên thế giới thông qua các hiệp định hợp tác với các Hiệp hội ngành dịch vụ nước ngoài; việc điều chỉnh các chuẩn mực trong nước cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế theo cam kết với WTO sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực dịch vụ Việt Nam.

3.2.1.2. Thách thức

- Quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ sẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp nước ngoài tăng quá nhanh sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam. Do có lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có kỹ năng cao và kinh nghiệm hoạt động trong môi trường toàn cầu , nên các doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài sẽ chiếm những phần có lợi nhất trên thị trường trong nước, khiến cho các doanh nghiệp nội địa có rủi ro rơi vào tình trạng bị thu hẹp hoặc phá sản, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc những doanh nghiệp không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

- Sự điều chỉnh pháp luật, chính sách của nhà nước cho phù hợp với các thông lệ quốc tế cũng gây ra thách thức đối với các doanh nghiệp dịch vụ trong nước Sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước sẽ giảm thiểu, sự bảo hộ của nhà nước sẽ từng bước được xóa bỏ, nếu những doanh nghiệp này không đổi mới để thích nghi với sự thay đổi chính sách thì rất khó có thể đứng vững trên thị trường. Nếu sự đổ vỡ xảy ra ở một số lĩnh vực nhạy cảm như tài chính giáo dục,… thì hậu quả đối với nền kinh tế và xã hội là rất nặng nề.

- Sự hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng có ngu cơ gây ra một số vấn đề xã hội nếu không có những biện pháp điều tiết thích hợp. Những doanh nghiệp này thường chiếm lĩnh những phần có lợi nhất trên thị trường để đạt lợi nhuận cao nhất, nên mục tiêu xã hội mà các khu vược dịch vụ phải đảm nhận có thể không được đáp ứng.

3.2.2. Điểm mạnh và điểm yếu của ngành dịch vụ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếhội nhập kinh tế quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.2.1. Điểm mạnh

- Điểm mạnh rất quan trọng của chủ trương thu hút FDI vào khu vực dịch vụ ở Việt Nam là xã hội nói chung, các doanh nghiệp nói riêng ngày càng có hiểu biết về dịch vụ và nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng. Nhà nước quan tâm đến sự phát triển của khu vực này, bao gồm cả hội nhập quốc tế. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới là tiếp tục nâng cao tỷ trọng dịch vụ trong GDP. Nhiều chủ trương, chính sách của nhà nước đều khẳng định tầm quan trọng của khu vực dịch vụ và hội nhập quốc tế về dịch vụ, đồng thời đưa ra những khuyến khích cụ thể. Nhiều đạo luật được ban hành đã góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển dịch vụ và thu hút FDI vào khu vực này. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành xây dựng một chiến lược tổng thể về phát triển dịch vụ của đất nước, trong đó nhấn mạnh đến việc thực hiện cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ đối với nhà đầu tư nước ngoài.

- Qua hơn 20 năm đổi mới và thu hút FDI, một số ngành dịch vụ của Việt Nam đã đạt trình độ phát triển tương đối cao, có khả năng cạnh tranh với các đối tác nước ngoài trên thị trường nội địa và từng bước vươn ra thị trường quốc tế, như viễn thông và du lịch. Về viễn thông, Việt Nam đã sở hữu một kết cấu hạ tầng viễn thông số hóa khá hiện đại, tạo cầu nối quan trọng cho thương mại dịch vụ. Là đất nước có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, trong những năm qua Việt Nam đã trở thành nơi đến ưa thích của nhiều khách du lịch quốc tế. Về một số dịch vụ khác như tài chính, phân phối, vận tải đường bộ, môi trường…, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam đang độc chiếm thị trường ở những vùng, miền xa các trung tâm kinh tế lớn. Việc chiếm lĩnh rộng thị trường nội địa tạo nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp dịch vụ tại Việt Nam đứng vững khi có sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài. Nếu gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh ở những trung tâm kinh tế lớn thì các doanh nghiệp này cũng không dễ bị phá sản, bởi vì họ sẽ chuyển hoạt động đến thị trường ở những vùng, miền xa hơn.

- Việt Nam có lực lượng lao động cần cù, năng động, dễ tiếp thu cái mới, là đầu vào quan trọng để phát triển các ngành dịch vụ. Song mức độ Việt Nam sẵn có các nhà khoa học và kỹ sư xếp ở vị trí trên trung bình, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các hoạt động nghiên cứu và phát triển mà còn đối với việc phát triển các dịch vụ khác. Việt Nam đang nỗ lực cải cách giáo dục và đào tạo,

nếu chất lượng của hệ thống giáo dục được cải thiện thì thế mạnh về lực lượng lao động càng thể hiện rõ nét.

3.2.2.2. Điểm yếu

- Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, khu vực dịch vụ là khu vực kém năng động, nhất là so với khu công nghiệp. tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tuy không quá thấp nhưng không tăng trong suốt giai đoạn dài và xu hướng này vẫn chưa thay đổi trong những năm tới. tốc độ tăng trưởng hàng năm của vực dịch vụ không cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, thậm chí còn thấp hơn. Khu vực dịch vụ chưa tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển, đặc biệt chưa hỗ trợ tốt cho các ngành sản xuất hàng hóa hướng vào xuất khẩu.

- Năng lực cạnh tranh của khu vực dịch vụ Việt Nam nhìn chung là thấp. Ở Việt Nam, doanh nghiệp dịch vụ chiếm hơn một nữa số doanh nghiệp nhưng phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp rất nhỏ. Những doanh nghiệp không này có tiềm lực về vốn, lao động, công nghệ thấp nên rất khó cạnh tranh với các công ty dịch vụ xuyên quốc gia. Những doanh nghiệp dịch vụ có quy mô lớn hơn phần lớn là doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoặc được Nhà nước bảo hộ, vì vậy ít có động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Các ngành, phân ngành dịch vụ rất phong phú, đa dạng và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ước tính rằng có tới ít nhất 70% nguồn đầu vào của các doanh nghiệp dịch vụ là từ các doanh nghiệp dịch vụ khác, do vậy sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành về dịch vụ mang tính thiết yếu. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam chưa có phối hợp chặt chẽ, quan hệ giữa các cơ quan quản lý còn nhiều điểm rất bất hợp lý, thể hiện ở cả chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển cho đến hoạt động quản lý nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, cho dù Việt Nam xây dựng được một chiến lược quốc gia tổng thể về phát triển khu vực dịch vụ thì cũng phải mất một thời gian dài mới có thể cải thiện sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển dịch vụ.

- Hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, và điều này làm cho khu vực dịch vụ dễ bị tổn thương bởi vì cùng với quá trình hội nhập quốc tế, áp lực cạnh tranh tăng lên từ các doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài. Trong nghiều trường hợp, chưa có sự độc lập giữa các chức năng hoạt động và giám sát luật pháp và việc thực thi các quy định pháp luật hiện còn chưa nhất quán. Các văn bản pháp luật được soạn thảo ít có sự tham gia ý kiến của các bên liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu khu vực tư nhân.

3. 3. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Namvụ tại Việt Nam vụ tại Việt Nam

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, ghóp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút FDI để phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay các ngành dịch vụ viên thông; dịch vụ phân phôi; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ viên thông, vận tải; dịch vụ y tế… ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, trong khi đó nước ta lại thiếu nguồn lực để phát triển ngành dịch vụ này.

Thực tế cho thấy, muốn phát triển nhanh và mạnh các ngành dịch vụ thì cần phải có nguốn lực lớn không chỉ đến từ trong nước mà chủ yếu từ nước ngoài bởi nguồn lực này không chỉ là tiền bạc vật chất mà còn cả khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển của các nước phát triển. Kinh nghiệm quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam cho thấy nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước và viện trợ thì các ngành dịch vụ ngân hàng; dịch vụ giao thông, vận tải; dịch vụ y tế sẽ khó có thể chuyển biến nhanh và mạnh mà cần phải có sự góp sức của nguồn vốn FDI.

Vừa qua, Chính phủ cũng đã có chương trình hành động về phát triển dịch vụ giai đoạn 2009-2011 nhằm phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của khu vực dịch vụ; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ và thực hiện các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực này. Theo đó, có bốn nhiệm vụ chủ yếu để phát triển dịch vụ giai đoạn 2009-2011: (i) tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ; (ii) huy động và phát huy các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng; (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ; (iv) phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng gắng với bảo vệ các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững.

Các nhiệm vụ trên được triển khai thực hiện cụ thể trong các lĩnh vực: Tài chính – Hải quan – Ngân hàng – Chứng khoán; dịch vụ pháp lý, trọng tài, hòa giải

thương mại …; giao thông vận tải; khoa học và công nghệ; thông tin và truyền thông; lao động – việc làm – phát triển nguồn nhân lực; phân phối; xây dựng – đô thị - bất động sản – môi trường và văn hóa – xã hội – thể thao – du lịch.

Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần phải định hướng thu hút FDI vào một số ngành dịch vụ quan trọng trên.

- Đối với dịch vụ giao thông vận tải thu hút FDI nhằm nâng cao và phát triển có trọng điểm cơ sở vật chất hạ tầng giao thông vạn tải. Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ. Nâng cao các công trình giao thông đường bộ hiện có, xây dựng mới một số công trình trọng điểm, từng bước xây dựng hệ thống đường cao tốc, trước hết là hệ thống nối liền các khu vự kinh tế trọng điểm, các trục giao thông trọng điểm, các trục giao thông quan trọng có lưu lượng giao thông lớn, kết nối các khu vực du lịch, các khu di tích lịch sử văn hóa đặc sắc của Việt Nam cũng như khu vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của nhân dân. Cải tạo, nâng cấp, đồng bộ hóa mạng đường sắt hiện có, hiện đại hóa hệ thống thông tin, tín hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ , phấn đấu bắt kịp trình độ khu vực.

Đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển; hình thành một số cảng biển theo mô hình cảng mở; từng bước gia tăng dịch vụ truyền tải. Phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia theo hướng chuyên dùng, hiện đại. Trẻ hóa đội tàu, kết hợp việc đóng mới trong nức và mua mới ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp xuất khẩu dịch vụ vận tải và thuyền viện, chú trọng phát triển loại hình dịch vụ hàng hải trọn gói. Hiện đại hóa và xây dựng mới hệ thống cảng hàng không quốc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w