Về công tác điều hành thị trường

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 94)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.4.4.3. Về công tác điều hành thị trường

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan là thành viên của Tổ điều hành thị trường trong nước chủ động áp dung các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều hành thị trường, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường; phân tích diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các giải pháp can thiệp kịp thời khi thị trường có dấu hiệu bất ổn, bảo đảm cân đối cung – cầu các mặt hàng trọng yếu trong mọi tình huống.

Các Bộ chuyên ngành, các tổng công ty đã có nhiều động thái tích cực để xốc lại hệ thống phân phối nhằm bình ổn giá. Gần đây, Chính phủ còn có những biện pháp mạnh, kể cả đưa ra chế tài kỷ luật Lãnh đạo các tổng công ty phụ trách mặt hàng thiết yếu, nhưng đây mới chỉ là các biện pháp tình thế vì chính các tổng công ty này vẫn chưa thể kiểm soát được hệ thống phân phối của mình. Bộ công thương cũng đã tổ chức một số hội thảo, tọa đàm nhằm tìm lại biện pháp tổ chức lại hệ thống phân phối trong nước, tuy nhiên kết quả đạt được chưa rỏ. Trên nguyên tắc, trong nền kinh tế hàng hóa, Nhà nước không thể quản lý hệ thống phân phối bằng các mệnh lệnh hành chính. Trước mắt, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý công bằng, tạo điều kiện cho các nhà phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế ( trong đó có tư nhân và đầu tư nước ngoài) hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tránh xuất hiện những nhà phân phối độc quyền cả trong nước và nước ngoài thao túng, lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, Nhà nước cần có một số ưu đãi về cho thuê đất, thuế … để hỗ trợ cho các nhà phân phối trong nước,nắm cổ phần chi phối trong hệ thống phân phối của các mặt hàng thiết yếu với đời sống xã hội như xi măng, sắt thép, xăng dầu, dược phẩm, … Các doanh nghiệp vừa nhỏ vốn chiếm đa số trong số các doanh

nghiệp nước ta cần hoạch định chính sách phân phối tự chủ, không nên phụ thuộc và một nhà phân phối nước ngoài để phân tán rủi ro.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w