2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông
3.4.5.2. Về nguồn lực quản lý dự án, chuyên gia kỹ thuật, y bác sĩ
Trước hết, muốn nâng cao trình độ lực lượng lao động chúng ta cần có sự đầu tư đúng mức vào ngành giáo dục đào tạo ngành y. Trước kia, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y, dược ở Việt Nam vốn đã được hưởng nhiều ưu tiên. Song vấn đề quan trọng là phải đổi mới phương thức giảng dạy, thực hành; đầu tư vào cơ sở vật chất, giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với công nghệ, kỹ thuật chuẩn trị tiên tiến trên thế giới. Điều này không thể chỉ dựa vào một mình ngân sách nhà nước mà cần tăng
cường thu hút các nguồn vốn tư nhân, FDI, ODA vào hỗ trợ và phát triển giáo dục trong nước. Đây là việc hết sức quan trọng bởi những dự án của nước ngoài đầu tư bao giờ cũng kèm theo vốn lớn, chuyên gia và công nghệ hiện đại. Đồng thời, Nhà nước cũng có thể cấp nhiều học bổng du học và thực tập ở nước ngoài cho sinh viên, y bác sĩ, dược sĩ…
Thứ hai, tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực y tế diễn ra do các bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm chuyển dần sang làm việc cho các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đến tình trạng phân hóa, bất công xã hội giữa các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau. Vì đa số người nghèo sẽ không được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhât nên tính xã hội hóa của ngành y tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh viện FDI. Vi vậy, để hạn chế tác động tiêu cực này của nguồn vốn FDI vào ngành y tế Việt Nam, ta cần “giữ chân” những người tài giỏi trong các cơ sở y tế có vốn đầu tư trong nước thông qua việc tăng cường chế độ đãi ngộ, mức lương thỏa đáng, tạo cơ hội cho họ phát triển năng lực, cử đi du học nước ngoài…
Thứ ba, cùng với việc phát triển năng lực của đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ, ta cũng cần chú ý phát huy đạo đức nghề nghiệp của họ. Tóm lại ở Việt Nam hiện nay so với nhiều nước trên thế giới, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong các ngành y tế vẫn ở mức cao, và càng là những bác sĩ ở vùng sau vùng xa, vùng nghèo khổ thì hầu hết đều có ý đức cao. Song dấu hiệu tiêu cực về đạo đức nghề nghiệp trong ngành y tế hiện nay lại càng trở nên trầm trọng đặc biệt là ở các thành phố lớn cả bệnh viện trong nước lẫn bệnh viện FDI. Vì vậy, đi đôi với giáo dục, tuyên truyền, các bệnh viện cần có những chế độ lương bổng thõa đáng để tạo ra động lực cho các bác sĩ phát huy hết khả năng của mình và tránh xa tiêu cực. Đồng thời Nhà nước cũng có thể đưa ra các quy định xử phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong ngành y tế.
3.4.5.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ttrong ngành y tế trực tiếp nước ngoài ttrong ngành y tế