Hệ thống ngân hàng và dịch vụ kinh doanh là những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.1.3. Hệ thống ngân hàng và dịch vụ kinh doanh là những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng

tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà nền tảng là công nghệ thông tin. Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố đầu vào gần như không đáng kể. Ví dụ trong các sản phẩm phần mềm máy tính hoặc các website thì hầu hết chi phí sản xuất phát sinh trong khâu thiết kế và sáng tạo. Hàm lượng tri thức và công nghệ ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều. Thí dụ, thông qua internet, các công ty lữ hành có thể có thể cung cấp thông tin về các chuyến du lịch, đặt vé máy bay, khách sạn; các nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện tử; các nhà cung cấp dịch vụ giải trí có thể truyền tải phim ảnh và âm nhạc đến người nghe dễ dàng; và các ngân hàng có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ USD chỉ trong một vài giây đồng hồ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các website kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, thương mại điện tử và ngân hàng điện tử, tạo điều kiện cho những ngành dịch vụ này phát triển vượt bậc.

Các ngành tài chính-ngân hàng và dịch vụ kinh doanh trở thành các ngành dịch vụ then chốt, tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của ngành dịch vụ và là động lực thúc đẩy tăng trưởng của các nền kinh tế. Các ngành này chiếm khoảng 20-30% giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế OECD hiện nay so với mức 10-20% của năm 1980. Ngành dịch vụ kinh doanh và tài chính chiếm tương ứng 17,3% và 12,6% GDP của toàn ngành dịch vụ Mỹ. Trong thời gian từ 1980-1997, lao động trong các ngành tài chính –ngân hàng và dịch vụ kinh doanh tăng nhanh nhất với 4%/năm và chiếm đến 15% tổng số lao động làm việc ở các nền kinh tế OECD năm 1998.

Tuy có cuộc khủng hoảng thị trường cho vay thế chấp dưới mức chuẩn trong thời gian gần đây ở Mỹ và một số nước phát triển khác, xét về dài hạn ngành dịch vụ tài chính-ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử (e-bankinh) bao gồm cả các ngân hàng điện tử vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn. Nhờ công nghệ hiện đại, các ngân hàng có thể đa dạng hóa các loại dịch vụ và tạo ra nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực phân tích và sử lý thông tin như hệ thống chấm điểm tính dụng tự

động sẽ giúp các ngân hàng quản lý khách hàng tốt hơn nhằm tối thiểu rủi ro. Công nghệ thông tin hiện đại đang làm giảm bớt sự bất đối xứng về thông tin giữa ngân hàng và khách hàng.

Trong dịch vụ kinh doanh các ngành phần mềm máy tính, xử lý thông tin, dịch vụ kỹ thuật, marketing, nghiên cứu-triển khai, tổ chức kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành những ngành dịch vụ kinh doanh chiến lược. Ở các nước OECD, các ngành này có mức tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 1,6 nghìn tỷ USD năm 1999, đây nguồn cung cấp việc làm chủ yếu. Năm 1995 các ngành dịch vụ kinh doanh quan trọng tuyển dụng khoảng 11 triệu lao động , chiếm khoảng 2,4% tổng lực lao động của các nước OECD có số liệu thống kê, nhiều hơn gấp hai lần số lao động làm việc trong ngành công nghệ chế tạo lớn nhất là ngành sản xuất xe máy. Theo một báo cáo của OECD năm yếu tố thúc đẩy các ngành dịch vụ kinh doanh quan trọng phát triển là:

- Xu hướng thuê ngoài của các công ty. Các công ty nhỏ phát triển và sử dụng dịch vụ thuê ngoài để hỗ trợ cho nguồn lực hạn chế của mình.

- Các công ty trở nên linh hoạt hơn

- Kinh tế tri thức phát triển dựa vào các đầu vào dịch vụ được chuyên môn hóa

- Chuyên môn hóa và phân công lao động được tăng cường trong nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w