Về công tác quy hoạch phát triển thương mại

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 95)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.4.4.4. Về công tác quy hoạch phát triển thương mại

Bộ công thương có trách nhiệm:

- Khẩn trương xây dựng, phế duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể ngành thương mại, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước và các vùng kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Quy hoạch phát triển tổng thể ngành thương mại là một bộ phận quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại là một phận của quy hoạch sử dụng đất; các quy hoạch về thương mại sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cân cứ pháp lý để quyết định các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại.

- Kiểm tra, giám sát việc phê duyệt và thực hiện quy hoạch phát triển tổng thể thương mại, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại của các địa phương phù hợp với quy hoạch thương mại của vùng kinh tế và của cả nước.

Đầu tư là việc thống nhất và tập trung đầu mối quản lý Nhà nước các hệ thống phân phối trên thị trường mà trước hết là các công tác quy hoạch đầu tư phát triển. Từ đó, điều chỉnh hệ thống bán lẻ vừa và nhỏ trên thị trường với việc phát triển mô hình HTX hoạt động đa năng kinh doanh dịch vụ tổng hợp ở nông thôn và miền núi, nhân rộng mô hình HTX quản lý và kinh doanh chợ, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình chợ đầu mối, bán lẻ với trọng tâm là chợ bán lẻ nông sản thực phẩm. Phát triển các hình thức phân phối, trung tâm thương mại, mua sắm khác cũng như các công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp, các Trung tâm hậu cần phân phối để thực hiện đồng bộ các dịch vụ chuẩn bị hàng hóa cho toàn hệ thống.

Về lâu dài, Bông công thương tiến hành rà soát, xây dựng Đề án chiến lược, quy hoạch hệ thống phân phối hàng hóa từng ngành hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, các loại vật tư chiến lược như xăng dầu, phân bón, gạo, vạt liệu xây dựng,…, tạo cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng một số văn bản pháp luật cao hơn về quản lý hệ thống phân phối thị trường trong nước trong tương lai nhằm đảm bảo chiếm lĩnh các địa bàn thị trường then chốt và trong yếu có đủ các nguồn lực để can thiệp, chi phối và dập tắt các đột biến bất thường về quan hệ cung cầu – giá cả trong các tình huống gay gắt, căng thẳng của thị trường.

Cụ thể, hệ thống phân phối xăng dầu sẽ được củng cố, phát triển sâu rộng trên cả phương diện xây dựng mạng lưới bán lẻ, đại lý cũng như đầu tư, tăng nhanh năng lực cầu cảng, kho chứa, bảo đảm khả năng dự trữ và cung ứng hàng kịp thời. Hệ thống phân phối xi măng, thép được tổ chức, đổi mới theo theo hướng phát triển phương thức bán thẳng, bán trực tiếp cho các đối tượng có khối lượng sử dụng lới, xây dựng mô hình trung tâm logicstics để thực hiện đồng bộ các dịch vụ hậu cần phân phối. Hệ thống lương thực phát triển bán lẻ tại các địa bàn, thị trường có đông dân cư phi nông nghiệp. Tương tự, một hệ thống phân phối bán lẻ phân bón đầy đủ cần được hình thành tại các cùng sản xuất nông nghiệp lớn và tập trung ở cả 3 miền.

Được biết, hiện nay Bộ công thương đang cùng các địa phương phối hợp và rà soát và xây dựng các quy hoạch về phân phối, thương mại. Bên cạnh đó, Bộ sẽ thực hiện các quy hoạch lớn, vùng trong điểm, cơ sở mang tầm cở quốc gia, địa phương thực hiện chi tiết, cụ thể. Làm sao quy hoạch của địa phương và Bộ khớp với nhau. Có quy hoạch là cơ sở quan trọng để định hướng phát triển thị trường phân phối , kêu gọi các doanh nghiệp trong nước hợp lực để phát triển, cạnh tranh tốt hơn.

Mặt khác, Bộ công thương đang hoàn thiện đề án giải pháp phát triển và quản lý hệ thống phân phối chủ lực bảo đảm sự ổn định, phát triển bền vững thị trường trong nước. Theo đó, hệ thống bán lẻ tại các tỉnh thành là trọng tâm của hệ thống phân phối tổng hợp những mặt hàng tiêu dùng và hệ thống phân phối những mặt hàng lương thực thực phẩm. Nhà nước sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, các chính sách phù hợp để doanh nghiệp kinh doanh được hàng Việt đưa hàng Việt Nam đến

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 95)