2. 3.1 Thực trạng FDI vào khu vực dịch vụ xét theo hình thức đầu tư
2.3.4. Thực trạng FDI trong một số ngành quan trọng của khu vực kinh tế dịch vụ
tại Việt Nam, với 443 dự án FDI (chiếm tỷ trọng 12,5%) với tổng số vốn đầu tư là 16,682 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 18%). Tiếp theo là đảo quốc British Vigrin Islands đứng thứ 2 với 209 dự án (chiếm tỷ trọng 5,9%) với tổng vốn đầu tư là 10,751 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 11,6%). Đứng thứ 3 là Hàn Quốc với 538 dự án (chiếm tỷ trọng 15,2%) với tổng vốn đầu tư là 10,009 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 10,8%).
Hầu hết tỷ trọng dự án cũng như nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ ở nước ta chủ yếu tập trung vào 10 nước đầu tiên. Chỉ tính riêng trong nhóm này, tổng số dự án trong lĩnh vực dịch vụ là 2475 dự án (chiếm tỷ trọng 69.8%) với tổng vốn đầu tư lên tới 74,976 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 81%). Vì vậy Việt Nam cần thêm các chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút vốn đầu tư của các nước có tiềm năng khác, hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của các nước lớn.
2.3.4. Thực trạng FDI trong một số ngành quan trọng của khu vực kinh tế dịch vụ.dịch vụ. dịch vụ.
Theo cách phân chia các ngành của WTO, lĩnh vực dịch vụ được phân chia thành 12 tiểu ngành khác nhau. Việt Nam cũng dựa trên cách phân chia đó để có chiến lược thu hút FDI vào từng tiểu ngành cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thực tế tại Việt Nam nguồn vốn FDI từ tiểu ngành chính là: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn-du lịch, tài chính-ngân hàng,
văn hóa-y tế-giáo dục, xây dựng đô thị mới, xây dựng văn phòng-căn hộ, xây dựng khu công nghiệp-khu chế xuất.
Bảng 2.6: FDI trong lĩnh vực dịch vụ phân theo tiểu ngành (1988-2010)
(tính đến ngày 31/12/2010-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị tính: triệu USD
TT Chyên ngành Số dự án Vốn đầu tư Vốn pháp định
S.lượng T.trọng Số tiền T.trọng Số tiền T.trọng
1 GTVT-Bưu điện 365 10,31% 11.769,98 12,70% 5.392,7 19,90% 2 Khách sạn-Du lịch 457 12,91% 26.320,27 28,40% 6.639,26 24,50% 3 Tài chính-Ngân hàng 75 2,12% 1.575,509 1,70% 1.382,05 5,10% 4 Văn hóa-y tế-giáo dục 414 11,69% 2.780,31 3% 867,168 3,20% 5 XD hạ tầng KCX-
KCN 51 1,44% 2.872,987 3,10% 785,871 2,90% 6 Xây dựng khu đô thị
mới 44 1,24% 13.438,17 14,50% 3.414,47 12,60% 7 Xây dựng văn phòng
căn hộ. 315 8,90% 27.617,75 29,80% 6.720,55 24,80% 8 Dịch vụ khác 1.820 51,40% 6.302,036 6,80% 1.924,03 7,10%
Tổng 3.541 100% 92.677 100% 27099 100%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ KHĐT
Trong các tiểu ngành tronh lĩnh vực dịch vụ, ngành xây dựng văn phòng – căn hộ thu hút được nhiều vốn FDI nhất với 27,618 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 29.8% trong tổng vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ. Tiếp đến là ngành khách sạn-du lịch.
Thực tế Việt Nam trong một vài năm gần đây, khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như việc các công ty đa quốc gia mở các chi nhánh văn phòng đại diện và sự phát triển nhanh hệ thống các doanh nghiệp của Việt Nam đã làm cho cơn sốt về văn phòng cho thuê chưa lắng xuống. Trong vài năm tới, lĩnh vực này vẫn sẽ tiếp tục thu hút được nguồn vốn FDI lớn đổ vào. Ngành văn hóa-y tế-giáo dục cũng thu hút được nhiều dự án FDI với 414 dự án, chiếm tỷ trọng 11,7% trong tổng số dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên số vốn đầu tư chỉ chiếm 3,1% trong tổng số vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cần tận dụng nguồn vốn đầu tư vào văn hóa-y tế-giáo dục để phát triển bền vững về mặt xã hội.
Việc thu hút thêm nguồn vốn FDI vào ngành giao thông vận tải và bưu điện là cần thiết. Thời gian qua ngành này cũng đã thể hiện ưu thế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải và hệ thống thông tin liên lạc sẽ tạo điều kiện để môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn.
Vai trò quan trọng của hệ thống tài chính ngân hàng là không thể phủ nhận được, tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vào ngành này ở Việt Nam còn thấp chỉ có 75 dự án với vốn đầu tư khoảng 1,575 tỷ USD. Trong tương lai Việt Nam cần có những cơ chế-biện pháp thích hợp để phát huy sức mạnh và tính cạnh tranh của ngành.
Qua số liệu phân tích cho thấy, các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch với thời gian 5 năm trở lại đây vẫn theo xu hướng đầu tư vào 7 tiểu ngành như đã nêu trên. Dịch vụ được coi là có khả năng cạnh tranh khai thác tiềm lực sẳn có, những lợi thế đang cần được khai thác đã được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư phát triển là dịch vụ du lịch và khách sạn. Dịch vụ đang trên đà phát triển nhanh và có dự bứt phá lớn là dịch vụ xây dựng văn phòng-căn hộ, nếu như năm 2000 mới chỉ có 1 dự án FDI vào lĩnh vực này với mức vốn đầu tư còn rất khiêm tốn 16,4 triệu USD thì từ những năm 2005 dịch vụ này tăng dần cả về vốn lẫn số dự án đầu tư. Năm 2010 thu hút được 41 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 10 tỷ USD. Đây thực sự là những con số đáng ghi nhận, trong những năm tới ngành dịch vụ này hứa hẹn sẽ còn những bước đột phá mới trong thu hút FDI.
Văn hóa-y tế-giáo dục là những ngành dịch vụ được quan tâm phát triển hướng tới sự bền vững. Dịch vụ này cũng thu hút được số dự án lớn, nhưng nguồn vốn đầu tư có phần hạn chế hơn. Các dịch vụ khác như giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, xây dựng khu đô thị mới xây dựng khu công nghiệp-khu chế xuất cũng có mức đầu tư tăng trong 3 năm trở lại đây, song trong tương lai cần có chính sách phát triển và thu hút vốn đầu tư hợp lý để có thể phát huy lợi thế cạnh tranh của các ngành này.
Sau đây là thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào một số ngành quan trong của Việt Nam.