Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tạ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 79)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.3. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tạ

vụ tại Việt Nam

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, ghóp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút FDI để phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay các ngành dịch vụ viên thông; dịch vụ phân phôi; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ viên thông, vận tải; dịch vụ y tế… ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, trong khi đó nước ta lại thiếu nguồn lực để phát triển ngành dịch vụ này.

Thực tế cho thấy, muốn phát triển nhanh và mạnh các ngành dịch vụ thì cần phải có nguốn lực lớn không chỉ đến từ trong nước mà chủ yếu từ nước ngoài bởi nguồn lực này không chỉ là tiền bạc vật chất mà còn cả khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển của các nước phát triển. Kinh nghiệm quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam cho thấy nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước và viện trợ thì các ngành dịch vụ ngân hàng; dịch vụ giao thông, vận tải; dịch vụ y tế sẽ khó có thể chuyển biến nhanh và mạnh mà cần phải có sự góp sức của nguồn vốn FDI.

Vừa qua, Chính phủ cũng đã có chương trình hành động về phát triển dịch vụ giai đoạn 2009-2011 nhằm phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của khu vực dịch vụ; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ và thực hiện các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực này. Theo đó, có bốn nhiệm vụ chủ yếu để phát triển dịch vụ giai đoạn 2009-2011: (i) tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ; (ii) huy động và phát huy các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng; (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ; (iv) phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng gắng với bảo vệ các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững.

Các nhiệm vụ trên được triển khai thực hiện cụ thể trong các lĩnh vực: Tài chính – Hải quan – Ngân hàng – Chứng khoán; dịch vụ pháp lý, trọng tài, hòa giải

thương mại …; giao thông vận tải; khoa học và công nghệ; thông tin và truyền thông; lao động – việc làm – phát triển nguồn nhân lực; phân phối; xây dựng – đô thị - bất động sản – môi trường và văn hóa – xã hội – thể thao – du lịch.

Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần phải định hướng thu hút FDI vào một số ngành dịch vụ quan trọng trên.

- Đối với dịch vụ giao thông vận tải thu hút FDI nhằm nâng cao và phát triển có trọng điểm cơ sở vật chất hạ tầng giao thông vạn tải. Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ. Nâng cao các công trình giao thông đường bộ hiện có, xây dựng mới một số công trình trọng điểm, từng bước xây dựng hệ thống đường cao tốc, trước hết là hệ thống nối liền các khu vự kinh tế trọng điểm, các trục giao thông trọng điểm, các trục giao thông quan trọng có lưu lượng giao thông lớn, kết nối các khu vực du lịch, các khu di tích lịch sử văn hóa đặc sắc của Việt Nam cũng như khu vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của nhân dân. Cải tạo, nâng cấp, đồng bộ hóa mạng đường sắt hiện có, hiện đại hóa hệ thống thông tin, tín hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ , phấn đấu bắt kịp trình độ khu vực.

Đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển; hình thành một số cảng biển theo mô hình cảng mở; từng bước gia tăng dịch vụ truyền tải. Phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia theo hướng chuyên dùng, hiện đại. Trẻ hóa đội tàu, kết hợp việc đóng mới trong nức và mua mới ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp xuất khẩu dịch vụ vận tải và thuyền viện, chú trọng phát triển loại hình dịch vụ hàng hải trọn gói. Hiện đại hóa và xây dựng mới hệ thống cảng hàng không quốc tế, các cơ sở phục vụ điều hành và kiểm soát bay.

- Đối với dịch vụ xây dựng; Tạo lập khuôn khổ pháp lý và động lực thu hút nguồn vốn FDI phát triển các hoạt động đầu tư xây dựng, hình thành thị trường xây dựng với quy mô ngày càng rộng lơn, đa dạng, phong phú, tiếp tục mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng.

- Đối với dịch vụ tài chính: tạo mối trường thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; điều chỉnh cơ chế, chính sách để thị trường tài chính và thị trường dịch vụ tài chính hoạt động phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và thực hiện các cam kết quốc tế về tài chính và dịch vụ tài chính. Lành mạnh hóa tình hình tài chính và tăng cường tiềm

lực tài chính của các tổ chức dịch vụ tài chính nhà nước. Tăng cường khả năng kiểm soát của nhà nước đối với các loại dịch vụ tài chính.

- Đối với dịch vụ ngân hàng: Tiếp tục các chính sách đa dạng hóa hoạt động ngân hàng thương mại theo hướng tiếp cận dịch vụ tài chính mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước, chuẩn bị cho hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, nhất là khi thực hiện các cam kết theo Hiệp Định thương mại Việt – Mỹ và các cam kết sau khi gia nhập WTO.

- Đối với dịch vụ bưu chính, viễn thông: thu hút FDI nhằm xây dựng, phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin theo những mục tiêu của Chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đối với các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm… cần có chính sách ưu tiên thu hút FDI để phát triển các dịch vụ này theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w