Về quy hoạch

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 89)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.4.3.2. Về quy hoạch

- Việc xây dựng các quy hoạch giao thông vận tải thì ngoài yếu tố dài hạn, có tầm nhìn xa, còn phải đảm bảo phù hợp với thực tế cược sống. Quy hoạch phải thường xuyên cập nhập, bổ sung điều chỉnh cho hợp lý và phù hợp với quá trình phát triển. Cần tạo điều kiện cho việc xây dưng và phát triển tư vấn tư nhân trong ngành giao thông vận tải để vừa thu hút chất xám, vừa có thêm lực lượng cho công tác quy hoạch.

- Lập quy hoạch chi tiết các dự án được đề xuất thứ tự ưu tiên; xác định và cắm mốc chỉ giới nhằm giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp công trình, giảm thiểu chi phí đền bù và một loạt các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng sau này.

- Việc phát triển giao thông nông thôn: ưu tiên phát triển trước mắt đối với các xã, cụm xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm, quy mô đường giao thông nông thôn tuân thủ tiêu chuẩn cấp đường quy định để ngay từ đầu giảm tai nạn giao thông cũng như tránh giải tõa về sau.

- Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, vì vậy phát triển theo quy hoạch đã được duyệt ( trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của các cấp có thẩm quyền).

- Tổ chức mạng lưới quản lý khai thác công trình giao thông đến cấp huyện, xã.

- Quán triệt và thực hiện hệ thống các quy định mới của Luật đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch của lĩnh vực giao thông vận tải phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

Tiến hành tổng ra soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước vệ sinh môi trường; hệ thống đường cao tốc, nâng cao chất lượng đường sắt, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn với hệ thống đường sắt quốc gia.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w