Những giải pháp chung để tăng cường thu hút FDI vào ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 102)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.5. Những giải pháp chung để tăng cường thu hút FDI vào ngành dịch vụ

3.5.1. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...; chú trọng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Hiệp định đầu tư giữa Việt Nam và các đối tác song và đa phương khác.

- Xây dựng danh mục đầu tư ngành dịch vụ và kêu gọi vốn FDI cho giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo, kèm theo xây dựng mạng thông tin chi tiết về dự án.

- Nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương; xây dựng văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2009 – 2012 làm nền tảng cho các giai đoạn tiếp theo. Hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động của các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm đã có đại diện và tiếp tục mở rộng địa bàn xúc tiến đầu tư. Kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao; làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cho các sự kiện này.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm việc trong công tác xúc tiến đầu tư.

3.5.2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:

- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi kịp thời các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Sửa đổi Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật thuế xuất nhập khẩu và các Luật khác liên quan theo hướng nhất quán, tránh chồng chéo; theo đó sửa các Nghị định, thông tư liên quan của các Luật trên, sửa Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đầu tư theo hướng tăng mức chế tài.

- Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, ngân hàng-tài chính, cảng biển, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn; không cấp phép cho các dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất. Để thực hiện, các Bộ, ngành cần nâng cao vai trò trong khâu thẩm tra dự án, có những tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật để ngăn chặn các dự án công nghệ lạc hậu và các dự án tác động xấu đến môi trường.

- Các đầu mối quản lý khu vực dịch vụ thường xuyên tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn để có hướng xử lý đối với từng loại dự án.

3.5.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch:

- Thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu; rà soát điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời đối với các quy hoạch đã lạc hậu; có kế hoạch cụ thể để thực hiện các quy hoạch đã được duyệt.

- Công bố rộng rãi những quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

- Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3.5.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% vào năm 2015. Bênh cạnh dó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.

- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp với tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và sinh hoạt cho người lao động.

- Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

3.5.5. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước:

- Phải phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp giấy phép đầu tư và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư ... để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, sửa chữa các vướng mắc sai phạm của các cơ quan quản lý hoạt động ĐTNN và doanh nghiệp ĐTNN.

- Tiếp tục cải tiến các thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ĐTNN theo phương hướng mở rộng phân cấp và quản lý ĐTNN; mở rộng chế độ đăng ký cấp phép đầu tư phù hợp với lộ trình theo các cam kết quốc tế; công khai các thủ tục, quy trình hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tăng cường giám sát, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư ... Tiến tới triển khai thí điểm công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư qua Internet và dần xóa bỏ chế độ cấp

phép/ giấy chứng nhận đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp.

- Tăng cường công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, để xuất biện pháp bình ổn và phát triển thị trường bất động sản một cách lành mạnh như giảm thuế và lệ phí, huy động vốn, lãi suất vay, đấu thầu, đầu giá đất dự án... Nghiên cứu đề xuất chế tài xử phạt đối với các dự án ĐTNN chậm triển khai, tránh tình trạng gây lãng phí quỹ đất.

- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật đầu tư và quy định về phân cấp quản lý ĐTNN, tiếp tục đào tạo bồi dưỡng không ngừng đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan tới hoạt động ĐTNN có đủ năng luật về luật pháp, chính sách, có trình độ ngoại ngữ.

KẾT LUẬN

Tuy tỷ lệ vốn thực hiện chưa thực sự cao khi so sánh với tiềm năng của ngành dịch vụ nhưng đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực dịch vụ đã trở thành một trong những kênh quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Các dự án FDI của ngành dịch vụ đang ngày càng được mở rộng về quy mô vốn và số dự án, cũng như tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khách sạn-du lịch, tài chính-ngân hàng, xây dựng đô thị mới, xây dựng văn phòng-căn hộ, xây dựng khu công nghiệp-khu chế xuất.… Đó chính là những lĩnh vực nòng cốt của ngành dịch vụ để nước ta tiến lên xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đồng thời nó cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm cùng với việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng tiến bộ. Do đó, bên cạnh việc thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị để thu hút nguồn vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ ngày càng tăng hơn nữa , chúng ta cần phải quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI này thật sự có hiệu quả để đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những nội dung chính của chuyên đề này.

Em rất mong có sự góp ý và phê bình của các thầy cô cho đề tài của em được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 20 năm đầu tư nước ngoài – Đặc san Báo Đầu tư – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. Báo cáo đánh giá chính sách đầu tư Việt Nam – Liên Hiệp Quốc

3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam – Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam – Nhà xuất bản tư pháp 5. http://fia.mpi.gov.vn/ 6. http://www.mpi.gov.vn 7. http://www.gso.gov.vn 8. http://kotra-hanoi.org.vn 9. http://www.thongtinhanquoc.com 10. http://vietbao.vn 11. http://hanquocngaynay.com 12. http://www.vietrade.gov.vn 13. http://dddn.com.vn 14. http://www.baomoi.com 15. http://vneconomy.vn 16. http://www.vcci.com.vn 17. http://duan.vn 18. http://www.baocongthuong.com.vn

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...1

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương I: Tổng quan về thu hút FDI vào khu vực dịch vụ...3

1.1. Đặc điểm và vai trò của khu vực kinh tế dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam...3

1.1.1. Quan niệm về khu vực kinh tế dịch vụ...3

1.1.2 Vai trò của khu vực kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân...5

1.2. Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào khu vực kinh tế dịch vụ...9

1.2.1. Tác động của khu vực dịch vụ đến sự phát triển nền kinh tế ...9

1.2.2. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ...11

1.3. Bài học kinh nghiêm của các cường quốc Châu Á trong việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ ...15

Chương II. Thực trạng thu hút FDI vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam...19

2.1. Tổng quan về tình hình thu hút FDI vào khu vực dịch vụ giai đoạn 1988-2010...19

2. 2. Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào khu vực dịch vụ trong thời gian qua...21

2.2. 1. Tạo dựng hình ảnh...22

2.2. 2. Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng ...22

2.2..3. Cung cấp các dịch vụ đầu tư...25

2. 3.1. Thực trạng FDI vào khu vực dịch vụ xét theo hình thức đầu tư...26

2.3.2. Thực trạng FDI vào khu vực dịch vụ xét theo địa phương...28

2.3.3. Thực trạng FDI vào khu vực dịch vụ xét theo đối tác đầu tư...29

2.3.4. Thực trạng FDI trong một số ngành quan trọng của khu vực kinh tế dịch vụ...30

2.3.4.1. Ngành dịch vụ ngân hàng...32

2.3.4.2. Ngành dịch vụ giao thông vận tải...37

2. 3.4.3. Ngành dịch vụ viễn thông...43

2.3.4.4. Ngành dịch vụ y tế...47

2.3.4.5. Ngành dịch vụ phân phối...51

2.4. Đánh giá chung về việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ Việt Nam...55

2.4.1. Kết quả đạt được...55

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế...61

Chương III: Giải pháp thu hút FDI vào khu vực dịch vụ ...63

tại Việt Nam...63

3.1. Xu hướng vận động kinh tế dịch vụ trên thế giới và các vấn đề đạt ra đối với sự phát triển của khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam...63

3.1.1. Kinh tế thế giới đang chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ...63

3.1.2. Sản phẩm dịch vụ ngày càng mang tính chất của sản phẩm hang hóa ...64

3.1.3. Hệ thống ngân hàng và dịch vụ kinh doanh là những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất...66

3.1.4. Thuê ngoài ngày càng tăng trong ngành dịch vụ...67

3.1.5. Vấn đề đặt ra đối với phát triển khu vực dịch vụ tại Việt Nam...68

3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ. ...71

3.2.1. Cơ hội và thách thức...72

3.2.1.1. Cơ hội ...72

3.2.1.2. Thách thức...73

3.2.2. Điểm mạnh và điểm yếu của ngành dịch vụ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế...74

3.2.2.1. Điểm mạnh...74

3.2.2.2. Điểm yếu...75

3. 3. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam...76

3.4. Giải pháp nhằm thu hút FDI vào các lĩnh vực quan trọng trong khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam...78

3.4.1. Nhóm giải pháp với dịch vụ tài chính...78

3.4.2. Nhóm giải pháp với dịch vụ Bưu chính-Viễn thông...81

3.4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới Bưu chính – Viễn thông...81

3.4.2.2. Giải pháp thu hút FDI theo các hình thức đầu tư...82

3.4.3. Nhóm giải pháp với dịch vụ giao thông vận tải...86

3.4.3.1. Về luật pháp, chính sách...86

3.4.3.2. Về quy hoạch...87

3.4.3.3. Về thủ tục hành chính...88

3.4.3.4. Về nguồn nhân lực...88

3.4.4. Nhóm giải pháp với dịch vụ phân phối...90

3.4.4.1. Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh...90

3.4.4.2. Về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường...91

3.4.4.3. Về công tác điều hành thị trường ...92

3.4.4.4. Về công tác quy hoạch phát triển thương mại...93

3.4.4.5. Về chính sách, giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. ...94

3.4.4.6. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:...95

3.4.5. Nhóm giải pháp với dịch vụ y tế...95

3.4.5.1. Thống nhất nhận thức về thu hút FDI phát triển dịch vụ y tế...95

3.4.5.2. Về nguồn lực quản lý dự án, chuyên gia kỹ thuật, y bác sĩ...98

3.4.5.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ttrong ngành y tế ...99

3.5. Những giải pháp chung để tăng cường thu hút FDI vào ngành dịch vụ...101

3.5.1. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:...101

3.5.2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:...102

3.5.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch: ...102

3.5.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực...103

3.5.5. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước: ...103

- Phải phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp giấy phép đầu tư và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư ... để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, sửa chữa các vướng mắc sai phạm của các cơ quan quản lý hoạt động ĐTNN và doanh nghiệp ĐTNN...103

DANH MỤC BẢNG & HÌNH

BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...1

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương I: Tổng quan về thu hút FDI vào khu vực dịch vụ...3

1.1. Đặc điểm và vai trò của khu vực kinh tế dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam...3

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w