2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông
3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ.
triển mạnh hơn.
Thứ tư, xu hướng trên thế giới chỉ ra rằng năng suất bình quân trong ngành dịch vụ không cao và cũng không tăng nhanh là thách thức lớn cho Việt Nam khi muốn nâng cao chất lượng nền kinh tế. Chính vì thế, giáo dục đại học và sau đại học và khoa học-công nghệ sẽ là hai ngành dịch vụ trung gian quan trọng, giúp tăng năng suất của các ngành dịch vụ khác nhờ tạo ra nguồn lao động có tay nghề và giúp cải tiến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ.
Tóm lại, bằng cách chú trọng phát triển ba ngành dịch vụ: ngân hàng và chứng khoán nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng cao; dịch vụ giáo dục đại học và sau đại học và dịch vụ khoa học-công nghệ để xây dựng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cần thiết. Qua đó, Việt Nam sẽ có điều kiện để đi tắt đón đầu, tiến bước nhanh tới nền kinh tế dịch vụ và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới.
3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ.vụ. vụ.
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI trong những năm qua song so với xu thế chung của thế giới là phần lớn FDI vào Việt Nam mới chỉ tập trung vào các ngành chế tạo và FDI vào các ngành dịch vụ còn tương đối hạn chế. Bởi vậy, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam hoàn toàn có thể nắm lấy cơ hội nhận được FDI nhiều hơn bằng cách tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh việc cải thiện hệ thống luật pháp và chính sách trong nước thì Việt Nam sẽ cần là lợi thế lao động có tay nghề để làm việc trong các ngành dịch vụ nên ngành giáo dục đại học và sau đại học cần được ưu tiên phát triển nhằm đáp ứng tốt yêu cầu này.
Cùng với xu thế FDI vào ngành dịch vụ gia tăng thì xu thế thuê ngoài và xuất khẩu dịch vụ cũng đang chuyển từ thách thức sang cơ hội cho ngành dịch vụ của Việt Nam phát triển. “Tự làm” vốn là xu hướng phổ biến trước đây của các doanh nghiệp nhà nước song dưới sức ép phải trở nên năng động hơn, các doanh nghiệp này phải giảm bớt sự “ôm đồm” này. Bởi vậy các doanh nghiệp dịch vụ tư nhân vừa và nhỏ có thể tận dụng cơ hội thuê ngoài để phát triển, không chỉ là cơ hội ở trong nước mà còn có thể hòa mình vào mạng lưới cung cấp dịch vụ khu vực và thế giới. FDI và “thuê ngoài “ trong ngành dịch vụ tăng sẽ thú đẩy xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ. Việt Nam là một nền kinh tế có phương hướng xuất khẩu tuy nhiên hiện mới chỉ tập trung
xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn khi cạnh tranh với Trung Quốc, nước được gọi là “công xưởng” của thế giới, nhưng Việt Nam có thể trở thành nhà cung ứng dịch vụ cho công xưởng này. Trong ba ngành dịch vụ ưu tiên kể trên thì ngành dịch vụ khoa học-công nghệ có nhiều cơ hội để “thuê ngoài” và xuất khẩu hơn cả và chính bằng cách này thì ngành dịch vụ khoa học-công nghệ của Việt Nam sẽ có thêm điều kiện để tiến bộ và phát triển mạnh mẽ hơn.