Nhóm giải pháp với dịch vụ giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 87)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.4.3. Nhóm giải pháp với dịch vụ giao thông vận tải

3.4.3.1. Về luật pháp, chính sách

- Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh của lĩnh vực giao thông vận tải.

- Ban hành các ưu đãi, khuyến khích với các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng. - Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, các dự án tác động xấu tới môi trường, thẩm tra kỹ các dự án sử

dụng nhiều đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai, cân nhắc kỹ về tỷ lệ đầu tư/diện tích.

- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt là dịch vụ hậu cần để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư của các cảng lớn của khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước – Thị Vải, Lạch Huyện…

- Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở của sớm hơn mức độ cam kết của ta với WTO đối với lĩnh vực dịch vụ mà nhà nước ta có nhu cầu về hàng hải, hàng không.

3.4.3.2. Về quy hoạch

- Việc xây dựng các quy hoạch giao thông vận tải thì ngoài yếu tố dài hạn, có tầm nhìn xa, còn phải đảm bảo phù hợp với thực tế cược sống. Quy hoạch phải thường xuyên cập nhập, bổ sung điều chỉnh cho hợp lý và phù hợp với quá trình phát triển. Cần tạo điều kiện cho việc xây dưng và phát triển tư vấn tư nhân trong ngành giao thông vận tải để vừa thu hút chất xám, vừa có thêm lực lượng cho công tác quy hoạch.

- Lập quy hoạch chi tiết các dự án được đề xuất thứ tự ưu tiên; xác định và cắm mốc chỉ giới nhằm giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp công trình, giảm thiểu chi phí đền bù và một loạt các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng sau này.

- Việc phát triển giao thông nông thôn: ưu tiên phát triển trước mắt đối với các xã, cụm xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm, quy mô đường giao thông nông thôn tuân thủ tiêu chuẩn cấp đường quy định để ngay từ đầu giảm tai nạn giao thông cũng như tránh giải tõa về sau.

- Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, vì vậy phát triển theo quy hoạch đã được duyệt ( trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của các cấp có thẩm quyền).

- Tổ chức mạng lưới quản lý khai thác công trình giao thông đến cấp huyện, xã.

- Quán triệt và thực hiện hệ thống các quy định mới của Luật đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch của lĩnh vực giao thông vận tải phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

Tiến hành tổng ra soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước vệ sinh môi trường; hệ thống đường cao tốc, nâng cao chất lượng đường sắt, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn với hệ thống đường sắt quốc gia.

3.4.3.3. Về thủ tục hành chính

Tiến hành rà soát tất cả các thủ tục hành chính trên lĩnh vực giao thông vận tải, chỉ rõ những thủ tục, quy định sai pháp luật, không phù hợp để kiên quyết sửa đổi. Thực hiện tốt chính sách “một cửa”. Trước đây gộp nhiều thủ tục hành chính vào một thủ tục hành chính, thì nên tách thành nhiều thủ tục hành chính nhỏ theo đối tượng, thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện pháp lý… để tránh gây rắc rối cho các doanh nghiệp. Cần nhanh chóng sửa đổi thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian xin cấp giấy phép đầu tư, giảm thời gian khởi động đến triển khai dựa án. Tiến tới áp dụng thương mại điện tử trong công khai hóa giải quyết các thủ tục tài chính.

Phải tăng cường nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức nhà nước, đặc biệt là những cơ quan, cán bộ, công chức đang cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ công. Nên xã hội hóa mạnh mẽ đối với việc cung cấp dịch vụ công.

Bên cạnh đó, phải xử lý công khai, quyết liệt đối với những ai vi phạm, muốn vậy phải thể chế hóa thành các chế tài mạnh. Kinh nghiệm Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

3.4.3.4. Về nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50% vào năm 2015. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.

- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Bộ lao động vào thực tế cuôc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:

+ Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật

về lao động với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện chấp hành pháp luật về lao động với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.

+ Nâng cao hiệu quả biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ nghiêm túc.

3.4.3.5. Về giải phóng mặt bằng

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn mà chủ đầu tư sẳn sàng giải ngân thực hiện dự án. Nhà nước cần tạo điều kiện cho địa phương (nhất là các đô thị) nguồn vốn riêng không phụ thuộc vào vốn dự án xây dựng cầu đường như hiện nay để chuẩn bị sẳn quỹ đất, quỹ tái định cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình trên địa bàn. Các địa phương cần thống nhất giá đất hạn mức diện tích đất ở, đất canh tác ở vùng giáp danh địa giới hành chính có các điều kiện tự nhiên xã hội giống nhau. Tránh tình trạng vùng giáp ranh của hai huyện hoặc hai tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hôi tương tự, nhưng giá đền bù và hạn mức diện tích lại khác nhau, gây thắc mắc, khiếu kiện kéo dài.

Các chủ đầu tư và địa phương cần nghiêm chỉnh thực hiện quy định của Bộ giao thông vận tải: phải đảm bảo có 70 – 80% mặt bằng bàn giao mới được khởi công xây dựng công trình. Về lâu dài, để không còn những công trình giao thông chậm vài năm vì giải phóng mặt bằng, thì những dự án tiếp theo trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, tái định cư phải đi trước một bước. Không thể để tình trạng chủ đầu tư vừa triển khai xây dựng công trình, vừa chờ chính quyền giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, Chính quyền địa phương phải kiên quyết xử lý đối với những ai lấn chiếm trái phép, lợi dụng cơ chế để mưu lợi.

3.4.4. Nhóm giải pháp với dịch vụ phân phối

3.4.4.1. Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnhmạnh mạnh

- Các bộ ngành khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan đến hoạt động thương mại ( như các quy định về quản lý kinh doanh thuốc lá, rượu, khí đốt; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại …); rà soát để bổ xung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến hàng rào kỷ thuật ( như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường …) nhằm bảo vệ thị trường trong nước và lợi ích người tiêu dùng.

- Bộ công thương:

+ Xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại làm cơ sở cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp, phục vụ công tác quản lý nhà nước và định hướng quyết định đầu tư của doanh nghiệp, phụ vụ cho công tác quản lý nhà nước và định hướng cho người tiêu dùng lựa chọn nơi mua sắm.

+ Xây dựng quy chế về tổ chức và quản lý hệ thống phân phối và quản lý hệ thống phân phối đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù ( như xăng dầu, khi đốt, xi măng, sắt thép, phân bón, dược phẩm, chất nổ, rượu, thuốc lá…), đảm bảo nguyên tắc Nhà nước có khả năng kiểm soát và sử dụng các công cụ gián điệp để tác động kịp thời và thị trường thông qua các soanh nghiệp đầu nguồn.

+ Hướng dẫn cụ thể việc thực thi các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện các dịch vụ bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại và đại lý.

Khi áp dụng những hạn chế và tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, cần tính đến hiện trạng và nhu cầu phát triển trong tương lai của từng ngành để có những giải pháp thực hiện thích hợp, không cứng nhắc và không lạm dụng cam kết để gây cản trở cho sự phát triển và sức cạnh tranh của từng lĩnh vực và ngành nghề. Như vậy có những áp dụng khác với cam kết ngừng là để tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư.

Việc ban hành nghị định phải đảm bảo yêu càu duy trì ổn định môi trường đầu tư, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích các doanh nghiệp đang hoạt động và các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Với nguyên tắcc này, các biện pháp thực hiện cam kết nếu không có khả năng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho

hoạt động các nhà đầu tư thì nhất thiết không được làm xấu đi các điều kiện đầu tư đã được pháp luật hiện hành thừa nhận và đã áp dụng trên thực tế.

3.4.4.2. Về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

- Các Bộ quản lý chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan có chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng vi phạm sở hửu công nghệ để bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước.

Chính phủ đang thực hiện nhiều nhóm giải pháp kích thích nền kinh tế tăng trưởng bền vững, ngăn chặn đa suy thoái, trong đó đáng chú ý là nhóm giải pháp kích cầu và vận động người Việt Nam dùng hàng Việt. Đây là liệu pháp tốt giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là các doanh nghiệp bị tồn kho do thị phần xuất khẩu bị thu hẹp trước diễn biến của cược khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, để khuyến khích người Việt dùng hàng việt thì hơn ai hết, mỗi doanh nghiệp – đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng phải khẳng định được chất lượng, cũng như phong các phục vụ, thuyết phục người tiêu dùng.

Cùng với việc nâng cao chất lượn sản phẩm, hàng hóa, đa dạng mẫu mã, việc chú ý mở rọng hệ thống phân phối, bán lẻ, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng cũng là yếu tố quan trọng ghóp phần tạo nên thành công mục tiêu “Nười Việt dùng hàng Việt”. Bởi vì khi có hệ thống mạng lưới bán hàng rộng khắp, tiện lợi cho người tiêu dùng, khi đó sản phẩm mới đê dàng tiếp cận người tiêu dùng hợn. Bộ công thương cho biết, trong chiến dịch khuyến khích “người Việt dùng hàng Việt”, Bộ sẽ phối hợp với các nhà phân phối lớn tổ chức tuần lễ hoặc ngày tiêu dùng hàng Việt Nam, các hoạt động này trong kế hoạch tổ chức lại thị trường nội địa với một số biện pháp kích cầu nội tiêu, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng trong nước và giảm nhập siêu.

Chiến dịch “ người Việt dùng hàng Việt” chỉ thành công khi có sự phối hợp từ nhiều phía, trong đó yếu tố quan trong nhất vẫn là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp cần sản xuất hàng chất lượng, kiểu dáng tốt hơn, giá cả phù hợp và duy trì tính ổn định, quảng cáo trung thực, đổi mới phong cách phục vụ và chế độ hậu mãi. Đây là vẫn đề không mới nhưng luôn mang tính thời sự và được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Hiện nay, tình trạng kém chất lượng, giá thành cao, chế độ sau bán hàng, bảo hành thấp, tính cạnh tranh yếu vẫn xảy ra ở nhiều mặt hàng trong nước khiến người tiêu dùng chán nản. Bên cạnh đó một yếu tố

quan trong khác là nắm bắt và có phân tích kỹ lưỡng về sở thích, văn hóa tiêu dùng của người Việt.

- Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án nần cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường theo hướng giao một Bộ chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, giám sát về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đăng ký kinh doanh… bảo đảm quản lý nhà nước tập trung, hiệu quả và hiệu lực, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng choc các chủ thể thược mọi thành phần kinh tế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

3.4.4.3. Về công tác điều hành thị trường

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan là thành viên của Tổ điều hành thị trường trong nước chủ động áp dung các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều hành thị trường, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường; phân tích diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các giải pháp can thiệp kịp thời khi thị trường có dấu hiệu bất ổn, bảo đảm cân đối cung – cầu các mặt hàng trọng yếu trong mọi tình huống.

Các Bộ chuyên ngành, các tổng công ty đã có nhiều động thái tích cực để xốc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 87)