Hạn chế trong thu hút FDI vào khu vực kinh tế dịch vụ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

2.4.2. Hạn chế trong thu hút FDI vào khu vực kinh tế dịch vụ

Nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng dần trong những năm gần đây, song sự chuyển dịch cơ cấu trong GDP còn chậm. Ở các nước phát triển tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 70% GDP, tại Việt Nam tỷ trọng này là năm 2007 là 35%, năm 2008 là 40%, năm 2009 38,2%, năm 2010 là 42%. Một số tồn tại trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ trong thời gian qua:

- Thu hút FDI vào các tiểu ngành chưa cân đối.

Nguồn vốn FDI chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ như xây dựng văn phòng-căn hộ 27,617 USD, khách sạn-du lịch 26,32 tỷ USD. Trong khi các dịch vụ có tiềm năng thu hút được lượng vốn FDI lớn như dịch vụ cảng biển, vận tải biển và sửa chữa tàu chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việt Nam là một nước có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển đướng biển, nằm ở trung tâm của ASEAN nhưng Việt Nam chưa có cảng trung chuyển quốc tế và cảng biển nước sau có quy mô lớn, hiện đại, chưa có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải trên 50.000 DWT, thiếu cảng congtainer và cảng chuyên dụng có cơ sở vật chất kỷ thuật và công nghệ xếp dỡ hàng hóa hiện đại. Đội tàu biển của Việt Nam có quy mô nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, thiếu nhiều tàu chuyên dụng và tài congtainer. Cước vận tải biển và chi phí hằng hải cao. Khi việt Nam trở thành thành viên của WTO thực hiện cam kết cho phép các công ty khai thác đội tàu mang quốc tịch Việt Nam được liên doanh đến 49% vốn nước ngoài và được phép kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển liên doanh tới 51% vốn nước ngoài. Điều này đặt ngành cảng biển và vận tải Việt Nam vào vị thế khó khăn trong thời gian tới.

- Số dự án đàu tư vào ngành Ngân hàng –tài chính-bảo hiểm chưa cao.

Thực tế thời gian qua, số lượng vốn FDI thu hút vào dịch vụ ngân hàng-tài chính-bảo hiểm vào Việt Nam có số lượng các dự án ít và vốn đầu tư không cao. Nhiều dịch vụ tài chính phổ biến trên thế giới nhưng còn mới mẻ với thị trường Việt

Nam. Thị trường chứng khoán mới có bước phát triển ban đầu, tính công khai, minh bạch còn thấp chưa thực sự là kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế. Ngành ngân hàng chưa có những cải cách cần thiết để tái cấu trúc lại thị trường một cách hiệu quả, Trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực cong hạn chế. Theo cam kết với WTO, từ 1/2/2007 sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài, các công ty bảo hiểm được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Viêt Nam và hưởng chế độ không phân biệt đối sử. Vì vậy cam kết mở cửa trong lĩnh vực dich này của Việt nam khá thông thoáng, thời gian tới nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này sẽ tăng lên nhanh chonngs. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăc trong việc tồn tại và phát triển.

- Quy mô của các dự án vào dịch vụ y tế-giáo dục còn nhỏ.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức, các dịch vụ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng bởi vì chúng tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn lực của nên kinh tế. Tuy nhiên các dịch vụ này ở Việt Nam còn kém phát triển. So với một số nước trong ASEAN, nước ta bị xếp sau về năng lực cạnh tranh trong phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt là thứ hạng thấp về chất lượng hệ thống giáo dục, chất lượng các trường quản lý đào tạo nghề cho nhân viên và mức độ sử dụng thấp đối với đội ngũ quản lý được đào tạo bài bản.

Số dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ y tế-văn hóa-giáo dục tuy chiếm gần 12% tổng số dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ, song các dự án này chủ yếu có quy mô nhỏ, tác động tích cực của các dự án nhằm phát triển dịch vụ giáo dục nói chung của Việt Nam là tương đối thấp. Vì vậy Việt Nam dù có lợi thế so sánh về nguồn nhân lực trong thu hút FDI nhưng lợi thế về chất lượng nguồn nhân lực trong thu hút FDI nhưng chất lượng nguồn nhân lực cần phải có những chính sách khuyến khích nhằm phát triển hơn nữa dịch vụ này.

- Tiến độ thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng căn hộ-văn phòng cho thuê chậm làm ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng căn hộ, văn phòng cho thuê ngày càng nhiều. Thời điểm 2007 có thể coi vốn đầu tư vào lĩnh vực này là một cơn sốt, song tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án thuộc lĩnh vực này diễn ra chậm, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Phân lớn các dự án gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đất đai gây lãng phí rất nhiều công sức, kinh phí và thời gian của các nhà đầu tư, đặc biệt là

các dự án có quy mô lớn. Nhiều quy định hiện hành chưa rõ ràng, chi phí đền bù, giải tõa quá lớn, vượt ngoài dự kiến của chủ đầu tư làm tăng chi phí chuẩn bị của dự án là một trong những nguyên nhân gây nên trì trệ trong thực hiện đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)