Đánh giá chung về việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

2.4. Đánh giá chung về việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ Việt Nam

2.4.1. Kết quả đạt được

Khu vực dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò của nó trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam. Những thành tựu đạt được mới chỉ là bước đầu nhưng rất quan trọng về lâu dài. Nó là sự mở đầu cho tiến trình cải cách và xây dựng đất nước lâu dài để có thể đuổi kịp với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực dịch vụ trong hơn 20 năm qua đã đem lại những kết quả sau:

a. Hiệu quả của hoạt động thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Thu hút FDI vào khu vực dịch vụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng chủ trương và chiến lược phát triển mà Đảng và nhà nước đã đề ra: Tăng dần tỷ trọng GDP trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Trong 10 năm trở lại đây, cơ cấu nguồn vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp tương ứng là 55%, 42% và 3%. Đặc biệt cuối năm 2009 tỷ trọng vốn FDI vào khu vực dịch vụ chiếm tới 73% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam; tập trung ở lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với tổng vốn đầu tư 8,784 tỷ USD, lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư là 7,6 tỷ USD.

- Thu hút FDI vào khu vực dịch vụ ghóp phần cải thiện và nâng cao chất lượng của kết cấu cơ sở hạ tầng, sự phát triển của hệ thống truyền thông, giao thông vận tải và môi trường tài chính ổn định… nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ta.

- Từ khi Việt Nam gia nhập WTO nguồn vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ không ngừng tăng lên, nguồn vốn này ghóp phần mở rộng và tăng cường quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đồng thời ghóp phần mở ra nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới trong khu vực dịch vụ. Việc thực hiện đúng theo các cam kết khu gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Cùng với các công nghệ hiện đại, sản phẩm của các dự án có vốn FDI thường thuận lợi trong việc tiếp cận với thị trường quốc tế. Việc mở cửa thị trường dịch vụ sẽ tạo điều kiện để ghóp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Mặt khác sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng ghóp phần để Việt Nam tăng sức hấp dẫn thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác.

b. Tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động

Hiện nay những vùng có vốn FDI trong dịch vụ đã tạo ra được trên 50 ngàn chổ làm việc trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp, cơ cấu lao động trong khu vực dich vụ chiếm 26,3% so với 56,9% lao động trong nông nghiệp và 17,9% trong công nghiệp. Điều này đã giải quyết tích cực cho tình trạng thiếu việc làm vẫn đang trở thành vấn đề nhức nhối của Việt Nam. Đây là một đóng ghóp có ý nghĩa về mặt xã hội của FDI, nên cần phải được quan tâm trong việc đánh giá hiệu quả FDI.

Thu nhập bình quân của một lao động ở khu vực dịch vụ có vốn FDI tương đối ổn định. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với người lao động nói chung, do đó tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Nhà đầu tư bỏ vốn ra đều mong thu được một lợi ích lớn hơn những gì họ bỏ ra. Vì thế họ yêu cầu một cường độ làm việc cao, tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc, kỷ luật tốt. Sự hấp dẫn của thu nhập và yêu cầu tay nghề cao đã kích thích người lao động có ý thức đào tạo và nâng cao trình độ để được tuyển trọn.

FDI không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà thông qua việc làm đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh của ta cũng tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý nhất là trong các ngành hàng đầu Việt Nam như: tài chính-ngân hàng, du lịch-điều hành khách sạn…

c. Số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng dần qua các năm và có xu hướng tăng mạnh trong các năm tiếp theo.

Việt Nam đã thu hút được trên 70 quốc gia và một số tập đoàn hàng đầu thế giới đầu tư vào khu vực dịch vụ. Số lượng các dự án FDI đầu tư vào khu vực dịch vụ có vốn đầu tư trên 100 triệu USD đang có xu hướng tăng dần, trong đó tiêu biểu là các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Qua số liệu phân tích có thể thấy rằng, số lượng các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng lên liên tục trong 8 năm từ 2000-2008, đồng thời tổng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này tăng dần qua các năm và có bước tiến đáng kể. Cơ cấu vốn FDI của ngành dịch vụ so với FDI của cả nước có những thay đổi tích cực, nếu năm 2008 tổng vốn FDI trong ngành dịch vụ so với tổng vốn FDI của cả nước là 41% thì đến năm 2009 là 73% và năm 2010 là 66%. Đây là một dấu hiệu phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, phản ánh những nổ lực của Việt Nam trong việc mở của lĩnh vực dịch vụ để thu hút đầu tư nước ngoài theo các nguyên tắc của WTO.

Cùng với số lượng dự án và tổng vốn đầu tư tăng lên, quy mô các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cũng tăng theo. Đã xuất hiện các dự tỷ USD vào lĩnh vực này ở

Việt Nam. Điều này thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường dịch vụ tại Việt Nam và họ đã yên tâm để đầu tư với những dự án có vốn đầu tư lớn.

Số dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng đọt biến trong những năm 2007 so với 5 năm trước đó và tổng vốn đầu tư của năm 2007 gấp đôi năm 2006. Kết quả này đạt được khi Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực dịch vụ khi đã là thành viên của WTO. Cũng có thể nói đây là một hiệu ứng tích cực cho việc gia nhập WTO đã đẩy làn song đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh.

Có thể khẳng định việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động lớn làm cho vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ tăng cao năm 2007, 2008. Tuy năm 2009 có giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng đến năm 2010 thì tiếp tục tăng trưởng trở lại. Bên cạnh sự tăng mạnh mẽ về số lượng dự án đầu tư nước ngoài như về vốn đăng ký mới, các dự án đầu tư trong thời gian tiếp theo sẽ hướng đến những lĩnh vực dịch vụ có sức cạnh tranh cao như ngân hàng-tài chính và bất động sản.

d. Thu hút FDI vào các tiểu ngành dịch vụ quan trọng, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.

Các dự án FDI đã thú đẩy phát triển các tiểu ngành then chốt của khu vực dịch vụ, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Nguồn vốn FDI được phân bố trên tất cả các tiểu ngành của lĩnh vực dich, trong đó một số tiểu ngành thu hút được nhiều vốn nhất như khách sạn-du lịch, dịch vụ xây dựng căn hộ-văn phòng cho thuê, dịch vụ xây dựng khu đô thị mới và dịch vụ giao thông vận tải.

Theo như cam kết với WTO ngành du lịch Việt Nam chỉ cam kết các phân ngành du lịch đại lý du lịch và kinh doanh lũ hành du lịch, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống, dịch vụ sắp xếp chổ ở trong khách sạn. Những cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho mọi thành viên ASEAN. Dịch vụ du lịch đang là thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, có thể nói dịch vụ du lịch đang nổi lên là điểm sang chú ý của nền kinh tế Việt Nam với số lượng các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiến đầu tư mạnh. Việt Nam trở thành thành viên của WTO là sự kiện được báo giới nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đâị chúng quốc tế, Việt Nam được biết đến là một đất nước đẹp, than thiện, ngoài thắng cảnh nổi tiếng còn có những di tích lịch sử, văn hóa, nhiều nghề thủ công truyền thống, nhiều lẽ hội gắn liền với với văn hóa dân gian đặc sắc, tinh tế của ẩm thực được hòa quyện, đan xem trên nền kiến trúc phong cảnh độc đáo. Vì vậy dịch vụ du lịch sẽ tiếp tục là điểm thu hút nguồn vốn FDI lớn trong cá năm tiếp theo.

Dịch vụ xây dựng văn phòng can hộ đang là điểm nóng thu htus nguồn vốn đàu tư nước ngoài trong 2 năm trở lại đây, đặc biệt tại các thành phố lớn, khi mà các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng thành lập nhiều doanh nghiệp cũng như sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam. Tình trạng thiếu văn phòng cho thuê đã đẩy giá văn phòng lên cao. Xuất phát từ mức cầu nống đó, nguồn vốn FDI đỗ vào lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển vượt bậc này một phần thu hút được nhiều vốn đầu tư cho đất nước, mặt khác việc xây dựng hệ thống văn phòng lớn, căn hộ hiện đại tạo nên một diện mạo mới cho một số thành phố lớn. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO kéo theo những thay đổi trong luật pháp Việt Nam đã tạo đà cho các công ty mở rộng quy mô hoạt động của mình. Bên cạnh các nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ đang tìm kiếm địa điểm kinh doanh thích hợp, trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, nhiều ngân hàng trong nước và nước ngoài cũng tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho nhu cầu thuê văn phòng, căn hộ cao cấp và các gian hàng tại các trung tâm thương mại sẽ tăng cao trong những năm tới.

Khi các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản được tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư cũng là lúc các dự án đầu tư vào xây dựng khu đô thị mới phát triển mạnh. Một yếu tố theo nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất quan trọng là môi trường đầu tư đang được cải thiện. Các nhà đầu tư nước ngoài quan đã có thể đầu tư dự án bất động sản 100% vốn nước ngoài thay vì phải liên doanh với các công ty trong nước. Nhà đầu tu nước ngoài cũng đã có thể đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà để bán theo quy định của Luật đất đai 2003. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực khu đô thị mới với những hạ tầng cơ sở đồng bộ có quy mô ngày càng lớn, có những dự án đầu tư vào lĩnh vực này với tổng vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này, phát huy có hiệu quả quỷ đất của đất nước.

Các tiểu ngành dịch vụ khác như giao thông vận tải, văn hóa-y tế-giáo dục, tài chính-ngân hàng, xây dựng KCN-KCX là các tiểu ngành có thể phát triển trong thời gian tới. Sự phát triển đồng bộ và hiệu quả của các tiểu ngành tạo nên một môi trường kinh doanh cạnh tranh của Việt Nam, thúc đẩy thu hút đầu tư không chỉ dịch vụ mà còn là động lực thu hút nguồn vốn đầu tư cho các ngành khác.

e. Nguyên nhân của những thành công:

- Hoạt động thu hút FDI nói chung và vào lĩnh vực dịch vụ nói riêng đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy các hoạt động đối ngoại, tiếp

súc và kêu gọi đầu tư luôn được quan tâm. Các cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia cũng đã chú trọng vào công tác xúc tiến đầu tư vào Việt Nam.

- Môi trường đầu tư của Việt Nam đã được quan tâm cải thiện theo hướng tích cực trong thời gian qua nhằm tạo thuận lợi cho việc thu hút FDI nói chung. Việt Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện mở cửa lĩnh vực dịch vụ đã tạo điều kiện cho nguồn vốn FDI vào lĩnh vực này tăng lên đáng kể.

- Các hoạt động xúc tiến đầu tư đã được quan tâm nhiều hơn và nhận được sự hỗ trợ từ nhiều cấp, ngành .

2.4.2. Hạn chế trong thu hút FDI vào khu vực kinh tế dịch vụ

Nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng dần trong những năm gần đây, song sự chuyển dịch cơ cấu trong GDP còn chậm. Ở các nước phát triển tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 70% GDP, tại Việt Nam tỷ trọng này là năm 2007 là 35%, năm 2008 là 40%, năm 2009 38,2%, năm 2010 là 42%. Một số tồn tại trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ trong thời gian qua:

- Thu hút FDI vào các tiểu ngành chưa cân đối.

Nguồn vốn FDI chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ như xây dựng văn phòng-căn hộ 27,617 USD, khách sạn-du lịch 26,32 tỷ USD. Trong khi các dịch vụ có tiềm năng thu hút được lượng vốn FDI lớn như dịch vụ cảng biển, vận tải biển và sửa chữa tàu chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việt Nam là một nước có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển đướng biển, nằm ở trung tâm của ASEAN nhưng Việt Nam chưa có cảng trung chuyển quốc tế và cảng biển nước sau có quy mô lớn, hiện đại, chưa có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải trên 50.000 DWT, thiếu cảng congtainer và cảng chuyên dụng có cơ sở vật chất kỷ thuật và công nghệ xếp dỡ hàng hóa hiện đại. Đội tàu biển của Việt Nam có quy mô nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, thiếu nhiều tàu chuyên dụng và tài congtainer. Cước vận tải biển và chi phí hằng hải cao. Khi việt Nam trở thành thành viên của WTO thực hiện cam kết cho phép các công ty khai thác đội tàu mang quốc tịch Việt Nam được liên doanh đến 49% vốn nước ngoài và được phép kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển liên doanh tới 51% vốn nước ngoài. Điều này đặt ngành cảng biển và vận tải Việt Nam vào vị thế khó khăn trong thời gian tới.

- Số dự án đàu tư vào ngành Ngân hàng –tài chính-bảo hiểm chưa cao.

Thực tế thời gian qua, số lượng vốn FDI thu hút vào dịch vụ ngân hàng-tài chính-bảo hiểm vào Việt Nam có số lượng các dự án ít và vốn đầu tư không cao. Nhiều dịch vụ tài chính phổ biến trên thế giới nhưng còn mới mẻ với thị trường Việt

Nam. Thị trường chứng khoán mới có bước phát triển ban đầu, tính công khai, minh bạch còn thấp chưa thực sự là kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế. Ngành ngân hàng chưa có những cải cách cần thiết để tái cấu trúc lại thị trường một cách hiệu quả, Trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực cong hạn chế. Theo cam kết với WTO, từ 1/2/2007 sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài, các công ty bảo hiểm được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Viêt Nam và hưởng chế độ không phân biệt đối sử. Vì vậy cam kết mở cửa trong lĩnh vực dich này của Việt nam khá thông thoáng, thời gian tới nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này sẽ tăng lên nhanh chonngs. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăc trong việc tồn tại và phát triển.

- Quy mô của các dự án vào dịch vụ y tế-giáo dục còn nhỏ.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w