Ngành dịch vụ giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 44)

2. 3.1 Thực trạng FDI vào khu vực dịch vụ xét theo hình thức đầu tư

2.3.4.2. Ngành dịch vụ giao thông vận tải

Hơn 20 năm thu hút FDI đến nay tổng vốn đăng ký vào ngành giao thông vận tải chỉ đạt gần 3,4 tỷ USD với 252 dự án, chiếm 1,61% tổng vốn đăng ký lĩnh vực dịch vụ.

Bảng 2.8: Thu hút FDI trong ngành giao thông-vận tải TT Dự án Vốn đăng kí S.lượng T.trọng Số tiền (Triệu USD) T.trọng 1989 1 0,40% 5 0,15% 1991 15 5,95% 34 1,00% 1992 2 0,79% 15 0,44% 1993 5 1,98% 312 9,20% 1994 14 5,56% 135 3,98% 1995 13 5,16% 12 0,35% 1996 6 2,38% 41 1,21% 1997 7 2,78% 87 2,57% 1998 5 1,98% 13 0,38% 1999 5 1,98% 155 4,57% 2000 2 0,79% 10 0,29% 2001 6 2,38% 13 0,38% 2002 12 4,76% 14 0,41% 2003 11 4,37% 80 2,36% 2004 26 10,32% 51 1,50% 2005 24 9,52% 36 1,06% 2006 12 4,76% 823 24,27% 2007 24 9,52% 592 17,46% 2008 16 6,35% 27 0,80% 2009 26 10,32% 110 3,24% 2010 20 7,94% 826 24,36% Tổng 252 100,00% 3391 100,00%

Nguồn cục đầu tư nước ngoài năm 2010 và tổng hợp của tác giả

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Vốn FDI đăng kí vào ngành giao thông vận tải có sự tăng trưởng trong giai đoạn 1992-1993, 1995-1997 và 2001-2007. Năm 1998 tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giảm đi đáng kể là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á xảy ra năm 1997, trong khi đối tác lớn của nước ta phần lớn ở Châu Á. Cụ thể năm 1997 vốn FDI đăng ký vào ngành giao thông vận tải là 87 triệu USD thì năm 1998 giảm xuống chỉ còn 13 triệu USD. Năm 1999 vốn FDI đăng ký bất ngờ tăng vọt đạt 155 triệu USD, do năm 1999 có dự án lớn đầu tư của tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc với số vốn đăng ký là 134 triệu. Nhưng dự án này sau đó đã không được triển khai. Năm 2003 là năm phục hồi , ở năm này vốn đăng ký tăng dần cho tới đỉnh điểm là năm 2006 với 823 triệu USD, tiếp đó đến năm 2007 đạt 592 triệu USD. Điều này thể hiện tác động tích cực của các chính sách mở cửa của Việt Nam đối với giao thông vận tải nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung ra thế giới. Tuy nhiên đến năm 2008 do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vốn đăng ký vào ngành giao thông vận tải đã giảm mạnh chỉ còn 27 triệu USD với 16 dự án đầu tư. Đến năm 2009 vốn đăng ký tăng lên 110 triệu USD với 26 dự án. Sang năm 2010 vốn đang ký bất ngờ tăng mạnh lên tới 826 triệu USD với 20 dự án. Qua đó ta có thể thấy sự tăng giảm vốn đăng ký FDI vào ngành giao thông vận tải Việt Nam phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm nhất đó là vốn thực hiện, tức là số vốn thực sự giải ngân để phục vụ cho các dự án ngành giao thông vận tải.

Đến nay số lượng dự án FDI đầu tư vào ngành giao thông vận tải Việt Nam còn khiêm tốn với tổng số 252 dự án, bằng 6.6% số dự án FDI vào ngành dịch vụ. Trong đó năm 2004 và năm 2009 thu hút nhiều nhất cũng chỉ có 26 dự án. Nhìn chung so với FDI nói chung vào nước ta thì tỷ lệ vốn thực hiện /vốn đăng ký vào ngành giao thông vận tải tương đối cao, có những năm vốn đăng ký bằng vốn thực hiện như năm 1989, những năm tương đối cao khác từ 1994-1997 (từ 45% đến 86% so với 34,73% của FDI toàn nền kinh tê). Tuy nhiên từ năm 2005 do tác động của chính sách phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài xuống các địa phương, vốn thực hiện của các dự án sẽ báo cáo lên Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hoặc Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp. Chính vì thế việc thống kê vốn thực hiện bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Nhưng xét về tổng thể cả vốn đăng ký và vốn thực hiện trong những năm gần đây đều có sự tăng trưởng khá và vẫn theo xu hướng tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký cao hơn so với các ngành khác. Điều này là do hoạt động đầu tư vào các dự án này chủ yếu gắn liền với đến bù, giải tõa mặt bằng, mua máy móc, công nghệ nên tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký cao.

So với toàn lĩnh vực dịch vụ thì ngành giao thông vận tải chiếm 1,7% tổng vốn thực hiện, còn nếu so với tổng vốn FDI của nền kinh tế thì ngành này chỉ chiếm 0,55% tổng vốn thực hiện. Thực sự đây là con số hết sức nhỏ bé so với nhu cầu và tiêng năng của ngành giao thông vận tải.

Tính từ 1989 đến nay trung bình 1 dự án có vốn FDI của ngành giao thông vận tải tương đối nhơ, vào khoảng 13,45 triệu USD vốn đăng ký và 1,65 triệu vốn thực hiện. Quy mô của một dự án FDI vào ngành này chỉ bằng khoảng 2/3 quy mô 1 dự án FDI nói chung và chưa bằng một nữa quy mô 1 dự án của ngành dịch vụ tại Việt Nam. Trong số tất cả các dự án đầu tư vào ngành này thì chỉ có 4 dựa án trên 200 triệu USD vốn đăng ký đầu tư chủ yếu nhằm để xây dựng khai thác cảng, các dự án còn lại hầu hết dưới 100 triệu USD. Các dự án lớn thường tập trung ở các thành phố lớn đặc biệt là Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu về lĩnh vực cảng biển.

Theo hình thức đầu tư

Các dự án FDI đầu tư vào ngành giao thông vận tải Việt Nam theo 4 hình thức đầu tư là: 100% vốn nước ngoài, BCC, doanh nghiệp liên doanh và mua lại và sát nhập M&A. Trong đó các doanh nghiệp liên doanh chiếm đa số dự án cũng như số vốn đăng ký và thực hiện. Ta có thể thấy chi tiết tỷ lệ của các hình thức ở cả vốn đăng ký lẫn vốn thực hiện qua hình dưới đây:

Hình 2.3: Thực trạng thu hút FDI vao ngành giao thông vận tải của Việt Nam phân theo hình thức đầu tư

Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KHĐT

Trong giai đoạn 1989-2010 loại hình doanh nghiệp liên doanh trong ngành giao thông vận tải Việt Nam có tổng vốn đăng ký là 3.1 tỷ USD và hơn 434,6 triệu USD vốn thực hiện, chiếm hơn 90% tổng vốn FDI thu hút được của ngành. Đứng thứ 2 là loại hình 100% vốn nước ngoài chiếm 6,6% vốn đăng ký và 7,4 % vốn thực hiện. Loại hình BCC thu hút được 15 dự án và chiếm tỷ trong nhỏ về vốn. Loại hình M&A có 2 dựa án với vốn đăng ký là 15,6 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư

Hiện nay có khoảng 34 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành giao thông vận tải Việt Nam. Trong đó các đối tác lớn nhất của Việt Nam là: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kì, Bristich Virgin Island, Hồng Kông. Trong đó nếu xét về vốn đăng ký thì Singapore là nước đầu tư nhiều nhất vào ngành này của Việt Nam chiếm tỷ trọng 32.3% với 36 dựa án. Tiếp theo là Hàn Quốc và Bristish Virgin Island đều chiếm 10,9% tổng số vốn đăng ký. Nhật Bản cũng là nước có nhiều dự án đầu tư vào ngành giao thông vận tải Việt Nam với 25 dự án, dứng thứ 3 sau Singapore và Hàn Quốc, tuy nhiên vốn đăng ký của Nhật Bản lại chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký của ngành. Ngược lại Bristish Virgin Island và Hoa Kì chỉ có 5 dự án nhưng quy mô mỗi dự án đều lớn nên 2 quốc gia này đứng trong tốp 10 quốc giai đầu tư nhiều nhất vào ngành giao thông vận tải tại Việt Nam. Điều đáng nói nữa là các quốc gia đến từ Châu Âu hay Bắc Mỹ chưa đầu tư nhiều dự án song các dự án đều lớn và công nghệ hiện đại.

Trong nhũng năm gần đây cơ cấu FDI vào ngành giao thông vận tải Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ vẫn không thay đổi, chủ yếu ở các địa bàn truyền thống. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng đã bắt đầu quan tâm đến một số địa phương khác như Hải Dương, Lâm Đồng, Đà Nẵng và một số tỉnh miền trung. Cho đến nay các dự án đầu tư vào ngành giao thông vận tải Việt Nam được phân bố trên 26 tỉnh thành phố, nhưng chỉ tập trung vào một số thành phố, cảng lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng,… Trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu là thành phố thu hút được nhiều vốn đăng ký nhất cùng với các dự án có quy mô lớn nhất, cụ thể là Bà Rịa-Vũng Tàu thu hút được 11 dự án với 1,15 tỷ USD vốn đăng ký, tức quy mô trung bình 1 dự án là 104.5 triệu USD. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với 104 dự án, 778,02 triệu USD vốn đăng ký quy mô trung bình 1 dự án là 7,48 triệu USD. Như vậy quy mô vốn đăng ký trung bình trên 1 dự án ở BÀ Rịa-Vũng Tàu cao hơn 13,7 lần so với TP Hồ Chí Minh.

Ngành giao thông vận tải Việt Nam thu hút đầu tư vào 5 lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, cảng biển, đường hàng không và đường ống. Ở Việt Nam các dự án FDI đầu tư vào ngành giao thông vận tải chủ yếu tập trung ở 3 lĩnh vực là: đường bộ, đường sắt, cảng biển.

Bảng 2.9: Các dự án FDI vào ngành giao thông vận tải Việt Nam 1989-2010 Lĩnh vực Dự án Số lượng T.trọng Đường bộ 122 48,41% 700.206.349 232.812.415 Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Hải Phòng… Đường thủy 113 44,84% 2.271.470.190 105.945.084 Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM, Hải Phòng… Cảng biển

17 6,75% 59.298.000 2.930.500 Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM…

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài năm-Bộ KHĐT

Qua bảng 2.9 ta thấy vốn đăng ký với lĩnh vực giao thông đường thủy chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 66.8%. Điều này chủ yếu là do các dự án FDI vào lĩnh vực này đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên vốn thực hiện lại không cao, thấp hơn so với lĩnh vực đường bộ. Nguyên nhân ở đây là: thứ nhất các quy định cũng như thủ tục hành chính đối với việc triển khai xây dựng và khai thác cảng biển là phức tạp gây cản trở so với xây đường bộ. Thứ hai cam kết của Việt Nam với WTO còn hạn chế tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w