Về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 93)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

3.4.4.2. Về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

- Các Bộ quản lý chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan có chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng vi phạm sở hửu công nghệ để bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước.

Chính phủ đang thực hiện nhiều nhóm giải pháp kích thích nền kinh tế tăng trưởng bền vững, ngăn chặn đa suy thoái, trong đó đáng chú ý là nhóm giải pháp kích cầu và vận động người Việt Nam dùng hàng Việt. Đây là liệu pháp tốt giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là các doanh nghiệp bị tồn kho do thị phần xuất khẩu bị thu hẹp trước diễn biến của cược khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, để khuyến khích người Việt dùng hàng việt thì hơn ai hết, mỗi doanh nghiệp – đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng phải khẳng định được chất lượng, cũng như phong các phục vụ, thuyết phục người tiêu dùng.

Cùng với việc nâng cao chất lượn sản phẩm, hàng hóa, đa dạng mẫu mã, việc chú ý mở rọng hệ thống phân phối, bán lẻ, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng cũng là yếu tố quan trọng ghóp phần tạo nên thành công mục tiêu “Nười Việt dùng hàng Việt”. Bởi vì khi có hệ thống mạng lưới bán hàng rộng khắp, tiện lợi cho người tiêu dùng, khi đó sản phẩm mới đê dàng tiếp cận người tiêu dùng hợn. Bộ công thương cho biết, trong chiến dịch khuyến khích “người Việt dùng hàng Việt”, Bộ sẽ phối hợp với các nhà phân phối lớn tổ chức tuần lễ hoặc ngày tiêu dùng hàng Việt Nam, các hoạt động này trong kế hoạch tổ chức lại thị trường nội địa với một số biện pháp kích cầu nội tiêu, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng trong nước và giảm nhập siêu.

Chiến dịch “ người Việt dùng hàng Việt” chỉ thành công khi có sự phối hợp từ nhiều phía, trong đó yếu tố quan trong nhất vẫn là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp cần sản xuất hàng chất lượng, kiểu dáng tốt hơn, giá cả phù hợp và duy trì tính ổn định, quảng cáo trung thực, đổi mới phong cách phục vụ và chế độ hậu mãi. Đây là vẫn đề không mới nhưng luôn mang tính thời sự và được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Hiện nay, tình trạng kém chất lượng, giá thành cao, chế độ sau bán hàng, bảo hành thấp, tính cạnh tranh yếu vẫn xảy ra ở nhiều mặt hàng trong nước khiến người tiêu dùng chán nản. Bên cạnh đó một yếu tố

quan trong khác là nắm bắt và có phân tích kỹ lưỡng về sở thích, văn hóa tiêu dùng của người Việt.

- Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án nần cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường theo hướng giao một Bộ chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, giám sát về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đăng ký kinh doanh… bảo đảm quản lý nhà nước tập trung, hiệu quả và hiệu lực, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng choc các chủ thể thược mọi thành phần kinh tế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 93)