Ngành dịch vụ phân phối

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

2. 3.4.3 Ngành dịch vụ viễn thông

2.3.4.5.Ngành dịch vụ phân phối

Quy mô vốn FDI vào ngành phân phối

Tính đến nay đã có 6 tập đoàn phân phối, bán lẻ quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó các các tập đoàn lớn như Big C, Packson, Metro Cash & Carry… đã kinh doanh khá thành công và đang đẩy nhanh quá trình mở rộng hệ thống phân phối của mình tại nước ta.

Ngày 11/12/2008 các CEO của hang piza lớn thứ 5 ở Mỹ Round Table cùng với hai nhà hàng The Melting Pot và Carl`s Jr đã có mặt tại Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Bảng 2.16: 10 nhà phân phối hàng đầu Việt Nam

TT Tên doanh nhiệp-Nhãn hiệu thương mại

Loại hình doanh nghiệp Loại hình kinh doanh Doanh thu 2007

1 Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam

100% vốn nước ngoài Cửa hàng hội viên-Tổng hợp

320 2 Liên hiệp HTX thương mại

TPHCM (Saigon Co-op)

Doanh nghiệp nhà nước Kinh doanh tổng hợp 254 3 Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn

(SJC)

Doanh nghiệp nhà nước Đồ kim hoàn 214 4 Công ty cổ phần thương mại

Nguyễn Kim

Doanh nghiệp tư nhân VN Điện tử, điện máy, công nghệ

165 5 Công ty cổ phần vàng bạc đá quý

Phú Nhuận (PNJ)

Doanh nghiệp nhà nước Đồ kim hoàn 116 6 Công ty cổ phần G7(G7Mart) Doanh nghiệp tư nhân VN Của hàng tiện lợi 90 7 Casino Guichard Perrachon SA

(Big C)

100% vốn nước ngoài Đại siêu thị 67 8 Tổng công ty thương mại Hà Nội Doanh nghiệp nhà nước Kinh doanh tổng hợp 53 9 Công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái Doanh nghiệp tư nhân VN Đại lý phân phối 51 10 Công ty cổ phần FPT Doang nghiệp nhà nước Điện tử, công nghệ 49

Nguồn:tác giả tổng hợp

Ngày 17/12/2008 siêu thị điện máy Best Carings chính thức đi vào hoạt động tại trung tâm thương mại Lotte Mart. Đây là siêu thị trên hợp đồng bắt tay giữa tập đoàn bán lẻ Best Denki của Nhật Bản và công ty tiếp thị Bến Thành.

Ngày 18/12/2009, Foxconn đã được cấp giấy phép xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại KCN Bình Xuyên 2 của tỉnh Vĩnh Phúc với vốn đăng ký là 200 triệu USD với quy mô gần 90 triệu chiếc/năm. Vĩnh phúc đã trở thành địa phương thứ ba sau Bác Ninh và Bắc Giang trong kế hoạch đầu tư 5 tỷ của Foxconn để hình thành cơ sở sản xuất của tập đoàn tại nước ta trong 5 năm kể từ năm 2007.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này trong tương lai không xa thông qua sự thành công của các dự án đã

và đang triển khai. Thí dụ năm năm 2009 PET đã bắt đầu triển khai 3 dự án lớn đó là phân phối điện thoại di động Nokia, xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol sinh học, xây dựng cao ốc Setco Tower. Bên cạnh đó các dự án xây dựng nhà máy điện của tập đoàn AES (Mỹ) tại tỉnh Quảng Ninh với số vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD, của tập đoàn Jaks (Malaysia) tại tỉnh Hải Dương với số vốn đăng ký là 1,4 tỷ USD hay của tập đoàn Janakuasa (Malaysia) tại tỉnh Trà Vinh với số vốn đăng ký là 1,5 tỷ USD.

Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh cực phân phối ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước về vốn, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và quan trong nhất là kinh nghiệm và trình độ tổ chức kinh doanh. Nhìn chung đây đều là những tập đoàn hàng đầu thế giới, có bề dày kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này và đã thiết lập được mạng lưới phân phối mang tính toàn cầu. Chính vì thế sự có mặt của các tập đoàn này tại Việt Nam một mắt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước song đó cũng là cơ hội tốt để dần hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển và tiếp cận được trình độ hiện đại của thế giới.

Xét về hình thức đầu tư

- Liên doanh liên kết

Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh-Saigon Co-op được tạp chí Bán lẻ Châu Á bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và lọt vào tốp 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á vào 10/2004. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước. Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. Hiện nay tập đoàn này đã có chuỗi 16 siêu thị và trên 10 của hàng tiện lợi mang tên “Coop Mart”.

Việc sử dụng phương thức nhượng quyền thương mại để mở rộng mạng lưới bán lẻ , khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp để phát triển thành hệ thống có quy mô và có trình độ tổ chức cao đang ngày càng phát triển. Điển hình là công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên: năm 2000 lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản; năm 2001 Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp thục nhượng quyền thương hiệu cho Singapore tiếp theo là Campuchia, Thái Lan,Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. Hiện nay Trung Nguyên có trên 1000 của hàng, là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất phục vụ các nguyên thủ quốc gia trong ASEM 5 và APEC 2006.

Trước nguy cơ làn song bán lẻ tràn vào Việt Nam, sự cạnh tranh khốc liệt đã bắt đầu xuất hiện. Từ cuối năm 2007 130 doanh nghiệp phân phối trong nước đã nhất trí thành lập Hiệp hội bán lẻ Việt Nam AVR, đây được xem là cơ quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên.Tiêu biểu của mô hình này là sự thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA trong tháng 5/2007. Công ty này do 4 thành viên thành lập gồm: Tập đoàn Phú Thái, Saigon Coop, tổng công ty thương mại Hà Nội, Tổng công ty thương mại Sài Gòn hợp tác với nhau nhằm mục đích thiết lập hệ thống phân phối hàng hóa trên toàn quốc với tổng vốn điều lệ là 6000 tỷ đồng với mục tiêu cùng nhau đứng vững và nhanh chóng chiếm lĩnh những thị trường thuận lợi. Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro Mart đang khẩn trương tiến hành chiến dịch phát triển chuỗi các siêu thị, của hàng tiện ích, mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ ra các tỉnh thành nhằm chiếm lĩnh thị trường nông thôn. Tính đến năm 2010 Hapro Mart đã hình thành hệ thống bán lẻ gồm 5 trung tâm thương mại, 60 siêu thị và 586 cửa hàng tiện ích.

Mô hình của VDA được kỳ vọng sẽ phát huy sức mạnh của các thanh viên, vừa tạo ra được vị thế mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập, góp phần xây dựng lĩnh bực dịch vụ trong nước Vững mạnh.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Theo lộ trình cam kết khi ra nhập WTO thì từ ngày 1/1/2009, nước ta cho phép thành lập doanh nghiệp phân phối, bán lẻ 100% vốn nước ngoài, mở rông phân phối được thêm các mặt hàng: ô tô con, xe máy, máy kéo và phương tiện cơ giới. Từ ngày 1/1/2010 sẽ được phân phối rượu, phân bón, sắt thép, xi măng, giấy, đường, thiết bị nghe nhìn. Các mặt hàng như lúa gạo, đường, thuốc lá, dầu thô và dầu đã qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách báo tạp chí, kim loại quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu thì không được phân phối.

Như vậy không phải bây giờ Việt Nam mới mở cửa thị trường phân phối, mà trước đó các doanh nghiệp trong nước đã cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực phân phối ở thị trường trong nước. Trước khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tê WTO, nước ta đã cho phép các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được đầu tư 100% vốn nước ngoài, thiết lập liên doanh tại Việt Nam. Việt Nam đã cho phép một số tập đoàn phân phối lớn thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài và mở hàng loạt các siêu thị tại các tỉnh, thành phố Việt Nam. Cuối năm 2006 trên thị trường nước ta đã xuất hiện các tập đoàn phân phối lớn như: Metro Cash & Carry (Đức) với 6 siêu thị hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. BigC có siêu thị đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Tập đoàn Parkson (Malaysia) ở Thành phố Hồ Chí Minh... Và ngay khi gia nhập WTO nước ta đã cho phép các nhà phân phối nước ngoài được liên doanh với các đối tác Việt nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phân phối.

Sau nhiều năm xuất hiện các doanh nghiệp tên tuổi trong bán lẻ và phân phối lớn của nước ngoài tại Việt Nam nhưng phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư trong nước vẫn phát triển mạnh, doanh số luôn tăng tiêu biểu như: Coop Mark, Fivimark, Hapro, Phú Thái, G7 Mark…

Các nhà bán lẻ nước ngoài thường có lợi thế về tài chính, có khả năng cung cấp hàng hóa rộng khắp với mức giá hấp dẫn do không phải thông qua khâu trung gian. Quan trọng hơn là các hang này rất có ý thức quan tâm đến người tiêu dùng. Điều này thể hiện ở sự hướng dẫn, tư vấn tận tình của các nhân viên rồi khách mua muốn dổi thì có thể đổi tại bất kỳ chuổi cửa hàng siêu thị của hãng đó.

Xét theo quốc gia đầu tư.

Các nhà phân phối nước ngoài như Casino (Pháp), Metro Cash&Carry(Đức) hay Parkson (Malaysia)… với thế mạnh về tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, công nghệ, tính chuyên nghiệp cao đang chiếm lĩnh thị trường thương mại hiện nay. Cuối năm 2010 nhà phân phối và bán lẻ điện tử Best Denki của Nhật Bản thông qua hợp đồng chuyển nhượng của Carings, đã đi vào hoạt động với hệ thống siêu thị điện máy tại tòa nhà Lotte TP Hồ Chí Minh. Đến đầu năm 2009 tập đoàn Metro của Đức đã xây dựng 8 trung tâm phân phối bán lẻ tại các thành phố lớn trên cả nước. Tháng 4- 2009 UBNN tỉnh An Giang đã bàn giao mặt bằng cho Metro để xây dựng siêu thị nâng mạng lới của Metro lên 9 điểm tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)