Ngành dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 38)

2. 3.1 Thực trạng FDI vào khu vực dịch vụ xét theo hình thức đầu tư

2.3.4.1.Ngành dịch vụ ngân hàng

Tính đến 2010 các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính còn hiệu lực là 75 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.575 triệu USD trong đó có tất cả 47 dự án đã được cấp phép đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng có tổng tổng vốn đăng kí khoảng 926 triệu USD.

Từ năm 1988-1990 chỉ có 1 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 25 triệu USD vào ngày 20/11/1990. Từ 1991-1996 có 24 dự án được cấp phép với vốn

đăn ký là 450 triệu USD. Trong đó năm 1992 có 6 dự án với số vốn đăng ký là 100 triệu USD. Đặc biệt năm 1995 có 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 135 triệu USD (chiếm tỷ trọng 30% trong giai đoạn này). Giai đoạn này số lượng dự án tăng mạnh do nền kinh tế bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt, lao động dồi dào, rẻ, tốc độ tăng trưởng cao là một trong những nguyên nhân để thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ.

Nhưng sang giai doạn 1997-2000, do bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực trầm trọng nên việc thu hút FDI bị giảm. Lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ, chỉ có 4 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 48 triệu USD, chỉ bằng 10,6% tổng vốn đăng ký so với giai đoạn 1991-1996. Mặt khác thu hút FDI trong lĩnh vực này giảm còn do một số nguyên nhân khác như nhu cầu thị trường thấp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chi phí đầu tư cao làm cho môi trường đầu tư kém sức hấp dẫn.

Hình 2.2: Tổng vốn FDI đăng kí trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1988-2010

Chuyển sang giai đoạn 2001-2010, tình hình đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, nền kinh có tốc độ tăng trưởng cao trong gia đoạn 2006-2010 trong đó năm 2008 tốc độ tăng trưởng cao nhất là 8,5%, môi trường đầu tư dần dần hoàn thiện, thông thoáng hơn, các luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi để tạo điều kiện thuân lợi cho thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ. Trong giai đoạn này có 18 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 403 triệu USD.

Theo hình thức đầu tư

Tính đến cuối năm 2010, đầu tư trực tiếp vào ngành ngân hàng dưới hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh trong đó chủ yếu là dưới hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 85,2% vốn đăng kí trong ngành này. Có 6 ngân hàng liên doanh (Ngân hàng liên doanh Indovonabank, Ngân hàng liên doanh Lao-Việt chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, ngân hàng liên doanh Việt-Nga, ngân hàng liên doanh Việt Thái (Vinasiambank) có tổng vốn đăng ký đạt 100 triệu USD chiếm 10,8% vốn đăng kí.

Trong giai đoạn 1991-1996 trong số 24 dự án được cấp phép thì chỉ có 3 dự án FDI theo hình thức liên doanh chiếm 12,5% số dự án và đạt 55 triệu USD chiếm 12,2% tổng vốn đăng kí. Còn lại hình thức đầu tư FDI vào lĩnh vực ngân hàng chủ yếu trong thời kì này là chi nhánh ngân hàng đặt tại Việt Nam với 21 dự án có tổng vốn FDI là 395 triệu USD. Sang giai đoạn 1997-2000 Việt Nam có 3 dự án FDI trong ngành này được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 93,7% vốn FDI đăng kí, chỉ có duy nhất 1 dự án FDI theo hình thức liên doanh là ngân hàng Lào-Việt với số vốn đăng kí là 3 triệu USD.

Giai đoạn 2001-2010 có 2 ngân hàng liên doanh chiếm 21% tổng vốn đăng kí, 12 chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 79% tổng vốn đăng ký. Đặc biệt từ tháng 4/2007 cho phép ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại việt Nam thì đến cuối năm 2010 có 13 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 100,1 triệu USD (bao gồm ANZ, Standard Chartered Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, United overea bank, Shinhan Việt Nam, Citibank Việt Nam, Deutsche Bank Việt Nam, ngân hàng Doanh Nghiệp và Đầu Tư Crédit Agricole, Mizuho, Tokyo-Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui Bank, Deutsche Bank Việt Nam) chiếm 10,81% tổng vốn đăng kí FDI. Như vậy đầu tư FDI trong ngành ngân hàng đã chính thức bắt đầu.

Trong giai đoạn 1988-2010 đã có 17 đối tác đầu tư FDI trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Trong đó Đài Loan là nước đầu tư ngay từ khi Việt Nam mới ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và là nước đứng đầu trong việc đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 1990 Đài Loan được cấp phép cho 1 dự án có vốn đăng ký là 25 triệu USD. Trong giai đoạn này các đối tác chủ yếu gồm Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc chiếm tới 52% vốn đăng kí. Mặc dù Hà Lan, Hồng Kông và CHLB Đức đầu tư ngay từ những năm 1995 nhưng đến nay chỉ có một dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Những năm gần đây đã có thêm đối tác mới như New Zealand với dự án có tổng vốn đầu tư là 20 Triệu USD.

Bảng 2.7: FDI trong ngành ngân hàng theo đối tác đầu tư giai đoạn 1998-2010

TT Nước đầu tư Tổng vốn đăng kí

(Triệu USD) Tỷ trọng vốn đăng ký (%) 1 Đài Loan 192,1 20,74 2 Hàn Quốc 89,2 9,63 3 Thái Lan 89,2 9,63 4 Nhật Bản 102,9 11,11 5 Pháp 75,5 8,15 6 Hoa Kì 89,2 9,63 7 Lào 68,6 7,41 8 Malaysia 54,9 5,93 9 Các nước khác 164,6 17,78 Tổng 926 100

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài năm-Bộ KHĐT và tính toán của sinh viên

Theo địa bàn đầu tư:

Thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ Năm 1988-2010 có 46 dự án được đầu tư vào 2 địa bàn này với tổng vốn đăng ký là 911 triệu USD chiếm tỷ trọng 98,38%. Trong đó Hà Nội thu hút 21 dự án với vốn đăng kí khoảng 428 triệu USD chiếm tỷ trọng 46,98% so với tổng vốn đăng kí vào Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 25 dự án với vốn đăng kí khoảng 367,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 53.02%. Ngoài ra còn có 1 dự án tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 1996 với vốn đăng kí là 15 triệu USD.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 38)