Không những chỉ rõ cho con người sự sai lầm trong nhận thức, hướng họ đến lối sống tiêu dao, tự tại, Tuệ Trung còn mang đến trong thơ Thiền của mình chân lí Phật nằm trong chính tâm của mọi người.
Thời Lý có nhiều tác giả đã đề cập đến tầm quan trọng của diệu tính, tâm nguyên, pháp tính,… Đàm Cứu Chỉ trong bài Giác liễu thân tâm, cho rằng Tâm là cái gốc của Pháp, của thế giới hiện tượng. Mọi pháp môn bắt nguồn do tính, mọi pháp tính lại khởi nguồn từ Tâm. Tâm và Pháp là một. Trói buộc, phiền não đều là không, tội phúc thị phi rốt cuộc là hư ảo. Ta thấy hết thảy mọi Pháp nhưng lại không biết gì. Ta đắm chìm trong thực tế nhưng không biết rằng nó biến hóa. Và thế giới hiện tượng là do cái “Tâm “biến hóa mà thành. Cái “Tâm” ấy vì thế hư vô không có hình trạng cụ thể.
Sau Cứu Chỉ khoảng một trăm năm, Nguyện Học cũng nói về cái “Tâm” ấy qua bài kệ Linh quang. Ý tứ của nài kệ này không khác mấy so với nội dung mà Cứu Chỉ đã đề cập: “Hiểu thấu được thân tâm thì bừng mở con mắt tuệ. Biến hóa linh thông làm cho thực tướng hiện ra. Đi, đứng, nằm, ngồi riêng mình cao vọi. Hóa thân ứng hiện không thể nào lường được. Tuy rằng đầy khắp cả hư không, nhưng xem ra hình như không có sắc tướng gì cả. Không có vật nào trong thế gian có thể so sánh được. Ánh linh quang hiển hiện không cùng và chiếu sáng vằng vặc”.
Trên nền tảng tư tưởng của các bậc tiền bối, cái mới của Tuệ Trung là triệt để nhấn mạnh kêu gọi con người từ bỏ sự tìm cầu bên ngoài để trở về với chính mình, lắng nghe sự diệu kì của “Phật tính” trong chính ta.
Thượng sĩ đã nhiều lần xác định mạnh mẽ: “Lông mày ngang, lỗ mũi dọc;
Phật và chúng sinh đều cùng một bộ mặt mà thôi” [12; tr. 46], “xưa không có Tâm, nay không có Phật” [12; tr. 35]. Nhưng do vọng niệm, vô minh,
con người cứ chạy theo bóng dáng hư ảo mà quên mất bản thân mình. Tuệ Trung nhấn mạnh sự cần thiết phải quay về với chính mình. Bởi vì muốn nhận thức được ánh sáng của Phật pháp, mỗi người phải vận dụng đến khí lực của mình, không thể ỷ lại, nương nhờ vào kẻ khác. Trong bài Thị học, ông viết:
Báo quân hưu ỷ tha môn hộ, Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa.
Dịch nghĩa:
Báo cho anh biết đừng dựa vào cổng ngõ người khác,
Chỉ một chấm sáng mùa xuân vừa lóe hiện thì khắp chốn đều nở hoa.
(Gợi bảo người học đạo)
Khi tiết trời đến độ thì trăm hoa sẽ đua nở, nhưng muốn ngửi mùi hoa vi diệu ấy ta phải ngửi bằng mũi của chính mình. Cũng như khi đói tự mình ăn mới no, khi ngứa phải tự mình gãi mới thỏa, không một ai có thể làm thay việc ấy cho ta:
Gãi ngứa đâu phải ngứa của người, Đói ăn chính thật bụng nhà ngươi.
(Đối cơ)
Sở dĩ con người ngộ được đạo là vì sẵn có “Phật tính” trong mình, tự nó viên thành, chẳng tìm cầu bên ngoài mà được. Xưa nay những hình thức tìm cầu bên ngoài chỉ là những thứ rêu phong bám vào đạo Phật, thứ con người bắt chước nhau “chẳng những chôn vùi mất giáo pháp của tổ tông
Vì thế Tuệ Trung luôn nhắc nhở con người: “đừng tìm Thiếu Thất với Tào
Khê”, cũng “chớ tìm nam bắc với đông tây” [12; tr. 36]. Ông kêu gọi: Dục cầu tâm,
Hưu ngoại mịch.
Bản thể như như tự không tịch. Niết bàn sinh tử mạn la lung, Phiền não Bồ đề nhàn đối địch.
(Phật tâm ca) (Muốn tìm tâm,
Đừng tìm ở bên ngoài.
Bản thể của nó cứ như thế và không tịch. Niết bàn sinh tử ràng buộc lỏng lẻo thôi,
Phiền não và Bồ đề coi thường cả sự đối nghịch của chúng. (Bài ca tâm Phật)
Ông đề xuất con người hãy quay về tìm lấy trong mình tinh thần trẻ thơ còn hồn nhiên chân chất, còn nguyên vẹn Phật tính, chưa bị sắc tướng làm cho sai lạc:
Thế gian nghi vọng bất nghi chân, Chân vọng chi tâm diệc thị trần. Yên đắc nhất cao siêu bỉ ngạn, Hiếu tham đồng tử diện tiền nhân.
(Thị chúng) Dịch thơ:
Dối ưa thực ghét, ấy trò đời, Thực dối tâm kia, bụi cả thôi. Muốn nhảy cho cao, sang bến nọ, Hỏi xem con trẻ, có như lời?
Bởi vì lòng chúng nhân vốn nhiễu loạn nên thường bị thế giới hiện tượng làm cho sai lạc. Nếu giữ được tinh thần vô ưu của “đồng tử” thì sẽ tìm được “cái thân vàng cao quý nhất của Phật Di Đà ở ngay trong lòng” [12; tr. 67].
Từ chỗ nhìn nhận đúng tầm quan trọng của cái Tâm, Thượng sĩ đã truyền cho con người sự tự tin mạnh mẽ: “Thanh văn ngồi Thiền, ta không
ngồi; Bồ Tát thuyết pháp, ta nói thực” [12; tr. 46]. Thượng sĩ không buộc
con người vào chính pháp nào. Theo ông khi con người đạt đến cái “Tâm” vi diệu thì chẳng cần niệm Phật hay tu Thiền nữa:
Đường trung đoan tọa, tịch vô nghiên, Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên. Tự thị quyện thời tâm tự tức,
Bất quan nhiếp niệm, bất quan Thiền.
(Ngẫu tác)
(Ngồi ngay ngắn giữa nhà, lặng lẽ không nói, Thảnh thơi nhìn một tia khói trên núi Côn Luân. Khi nào mỏi mệt thì tâm tự tắt,
Chẳng cần niệm Phật, chẳng cần Thiền) (Chợt hứng làm thơ)
Nói như thế nghĩa là Tuệ Trung đã thể hiện lòng tin mạnh mẽ ở con người. Chính điều này đã góp phần làm nên tinh thần tích cực, hào khí của thời đại và theo nhận xét của giáo sư Cao Xuân Huy, đó là “tinh thần cách
mạng của đạo Thiền”. Tinh thần ấy giúp con người làm chủ bản thân mình,
hợp thành sức mạnh to lớn có thể đè bẹp đế quốc xâm lăng hùng mạnh bậc nhất thời đó.
Trên cơ sở phát triển chủ trương “tùy tục” của Thường Chiếu, tư tưởng “hòa quang đồng trần” ở Tuệ Trung Thượng sĩ đã thể hiện một bản
lĩnh Thiền học phi thường. Chính cốt cách phóng khoáng trong con người và tinh thần khai phóng trong tư tưởng Tuệ Trung Thượng sĩ đã “khai tâm” cho Trần Nhân Tông, để vị vua Đại Việt khi đó tổng kết thành chủ thuyết “Cư trần lạc đạo”, làm nền tảng tư tưởng và tôn chỉ hoạt động cho Thiền phái Trúc Lâm lừng danh trong lịch sử dân tộc.