Huyền Quang, với nhãn quan của người học đạo, trước hoàn cảnh của mình, hay trước sự kiện diễn ra trước mắt, cũng có những xúc cảm nhất định, và xúc cảm ấy không chỉ dừng lại ở sự rung động do tấm lòng thương đơn thuần, mà còn là sự sẻ chia cho những con người bất hạnh:
Khóa huyết thư thành dục ký âm, Cô phi hàn nhạn tái vân thâm. Kỷ gia sầu đối kim tiêu nguyệt,
Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm.
(Ai phù lỗ - Thương tên giặc bị bắt) (Chích máu viết thư muốn gửi lời,
Cánh nhạn lạnh lùng bay xuyên vào đám mây ngoài quan ải. Bao nhiêu nhà buồn ngắm bóng trăng đêm nay?
Đây là những lời thơ da diết, diễn tả tâm trạng của kẻ được xem là giặc bị bắt. Trên quãng đường dài tưởng như vô tận bị trói dẫn đi, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân đã làm cho tên giặc đau khổ đến cùng cực. Không có bút viết, đành chích máu viết vài dòng nhắn gửi về quê nhà, chỉ mong người nhà nhận được tin để khỏi bận lòng cho kẻ sa cơ. Ngẩng trời cao, chỉ thấy cánh nhạn lẻ loi đang gấp gáp bay tìm nơi ấm áp. Hướng tầm mắt, chỉ thấy cảnh quan ải mù khơi không bóng người. Cảm giác lẻ loi ấy thật khó lấp đầy. Hình ảnh bóng nhạn lẻ loi trong gió lạnh trên trời cao, cũng chính là hình ảnh và tâm trạng của kẻ đang bị giải đi dưới mặt đất, chỉ khác chăng, là cánh nhạn dù lẻ loi nhưng được tự do tung cánh trên bầu trời xanh, còn kẻ dưới đất phải chịu cảnh mất tự do và ôm nỗi cô đơn, sầu tủi. Không chỉ cảm thông kẻ bị bắt, nhà thơ còn đồng cảm với nỗi niềm của người ở nhà trông ngóng: “Kỷ gia sầu bối kim
tiêu nguyệt?” (Bao nhiêu nhà buồn ngắm ánh trăng đêm nay?) Và như đặt mình
vào hoàn cảnh đầy thương tâm ấy, thi nhân thấu hiểu được trái tim đồng vọng của cả hai bên, họ đều thương nhớ về nhau. Hẳn phải là một người có lòng yêu thương đồng loại rất thuần hậu như Huyền Quang mới có thể viết ra những dòng thơ như thế! Nói như Trần Thị Băng Thanh thì đó là: “niềm cảm thông
với nỗi khổ vô hạn của nhân thế”. Ở đó, ta thấy một Huyền Quang nặng trĩu
tình đời, tình người, một con người trần thế.
Kiếp người thật quá ngắn ngủi, vinh hoa phú quí cũng không thể bền chặt. Nhưng từ xưa đến nay, có biết bao kẻ vì danh lợi phú quý mà cam nhận lao vào vòng xoáy. Huyền Quang không chỉ thương những người bị tù tội bằng gông cùm, song sắt, mà còn tiếc cho những kẻ cam tâm biến mình thành nô lệ của gông cùm danh lợi.
Phú quý phù vân trì vị đáo,
Quang âm lưu thủy cấp tương thôi. Hà như tiểu ẩn lâm tuyền hạ,
Nhất tháp tùng phong trà nhất bôi.
(Giàu sang như mây nổi, chậm chạp chưa đến, Tháng ngày như nước chảy, hối hả giục nhau qua. Sao bằng về sống ẩn dật nơi rừng suối,
Một giường gió thông, một chén trà)
Đối với Huyền Quang, giàu sang, danh vọng, những thứ mà người đời lao tâm tìm kiếm chỉ mong manh như mây bay, nước chảy (phù vân,
lưu thủy) mà thôi. Cho nên ông muốn trở về chốn lâm tuyền, bầu bạn với
cỏ cây, hoa lá. Nếu hiểu rằng thời gian không đứng đợi, tài sản không chắc chắn, thì chi bằng trở về bên bờ suối, cất am tranh nhỏ để hàm dưỡng tinh thần. Trong rừng thông đầy gió, lấy thông làm giường, sớm sớm bên tách trà nồng, đời sống như thế chẳng phải đã “thật sang” rồi sao? Cần gì phải lao tâm khổ trí! Chưa nói là nhiều người vì danh vì lợi mà phải chịu lao ngục. Khi ấy, tài sản cũng mất, danh dự không còn, thật tủi hổ xiết bao! Thế nên Huyền Quang khuyên những người đang học hành ngày đêm để mong có tên trên bảng vàng, vinh hiển trở về, là hãy học để biết cái đạo của Hiền Thánh, chứ đừng học để chạy theo danh lợi. Được vậy thì mới sống đúng với cái hoài bão mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người.
Bài Sơn vũ (Mưa núi) diễn tả một thoáng bâng khuâng của Thiền sư vì một nỗi niềm nhân thế:
Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha, Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la. Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến, Cùng thanh tức tức vị thùy đa.
(Đêm khuya gió thu xao xác ngoài mái hiên,
Nhà trong núi đìu hiu tựa lùm cây xanh. Tấm lòng tu hành từ lâu đã hóa theo Phật, Tiếng dế vì ai kêu rầu rĩ mãi?)
Giữa đêm khuya, ngọn gió thu xao xác bên ngoài mái hiên là dấu hiệu dễ nhận ra của sự đổi mùa. Xao xác của gió cũng là xao xác của tâm
hồn người, điều ấy cũng chẳng có gì khó nhận biết. Câu mở đầu thi phẩm đã làm tăng thêm sự quạnh hiu trong ngôi nhà nép giữa cây xanh chốn sơn lâm được nhà sư - thi sĩ diễn tả ở câu tiếp theo. Đôi câu thơ se buồn, sâu lắng như mùa thu, như lòng người. Theo Phật tu hành từ lâu nhưng hình như nỗi buồn trần tục vẫn chưa siêu thoát, nên nghe tiếng dế lòng khôn nguôi rầu rĩ. Bởi vậy, mới bâng khuâng cảm thán: “Cùng thanh tức tức vị
thùy đa”.
Lạng Châu nhân vật thủy lưu đông, Bách tuế quang âm nhiễn chỉ trung. Hồi thủ cố sơn ngưng vọng xứ, Sổ hàng quy nhạn thiếp tình không.
(Quá Vạn Kiếp)
(Nhân vật đất châu Lạng như nước chảy về đông Trăm năm bóng quang âm chỉ trong một cái búng tay Ngoảnh lại non xưa, nơi nhìn đăm đắm
Chỉ thấy vài hàng chim nhạn in bóng trên trời quang) Vẫn thấy bóng dáng Thiền trong những câu thơ đầy ưu tư ấy, đó là triết lý về cõi nhân sinh vô thường. Nhưng nhìn ở góc độ một thi nhân, ta thấy câu thơ tựa hồ một tiếng thở dài, vì vũ trụ thì vô cùng, mà đời người hữu hạn: Trăm năm trôi qua chỉ như cái búng tay. Để rồi khi chợt tỉnh giấc trưa, mở mắt ngoảnh lại nhìn cõi đời bụi bặm mà thấy nhân sinh chao đảo:
Phản quan trần thế giới, Khai nhãn túy mang mang.
(Ngọ thụy – Giấc ngủ trưa) (Ngoảnh nhìn lại cõi đời bụi bặm,
Tâm hồn nghệ sĩ đa cảm của Huyền Quang có lúc thoáng sầu trước cảnh vật hoang tàn cô liêu trong bài thơ Thứ Bảo Khánh tự bích gian đề:
Hoang thảo tàn yên dã tứ đa, Nam lâu Bắc quán tịch dương tà. Xuân vô chủ tích thi vô liệu, Sầu tuyệt đông phong kỷ thụ hoa.
(Cỏ hoang khói nhạt, tứ quê chan chứa, Lầu Nam quán Bắc dưới bóng chiều tà.
Tiếc thay cảnh xuân không có chủ, thơ không có nguồn thơ, Mấy cây hoa buồn bã trước gió xuân)
Vì những vần thơ như trên, đã có những lúc, thơ Huyền Quang bị đánh giá là “cơ hồ không giống thơ của một Thiền sư’’. Có thể nhận thấy, bên cạnh con người tôn giáo, thẳm sâu trong Huyền Quang là một trái tim tha thiết với những xung động tế vi của trời đất và con người. Chính vì vậy, những vần thơ Thiền của Huyền Quang hấp dẫn, lay động lòng người bởi một thế giới lung linh, huyền hoặc mà cũng rất đỗi đời thường.