Hình thành mẫu người Phật tử với tinh thần nhập thế tích cực, góp phần ổn định trật tự, trị an xã hộ

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 95 - 99)

góp phần ổn định trật tự, trị an xã hội

Mỗi học thuyết, tư tưởng của nền văn hóa phương Đông đều mang giá trị nhân sinh sâu sắc. Trong hệ thống cốt lõi của giá trị nhân sinh ấy, phải kể đến việc hình thành mẫu người lý tưởng theo mô hình của chính tư tưởng, học thuyết ấy. Trong Nho gia, đó là những bậc trượng phu “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ” với Nhân, Trí, Dũng… Trong triết lý Lão - Trang, ấy là những kẻ sống tiêu dao, tự tại, ngoài vòng danh lợi,… Trong Phật giáo nói chung, ấy là những người theo “Bát Chính đạo”, đoạn tuyệt “tham - sân - si”, vượt thoát khỏi luân hồi sinh tử, đạt đến trạng thái Niết bàn…

Chính tư tưởng tu hành và giác ngộ ngay giữa trần tục của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” đã hình thành nên mẫu người Phật tử biết đem đạo ứng

dụng vào đời. Mẫu người lý tưởng mà Thiền phái Trúc Lâm hướng tới là con người Bồ tát kết hợp với con người trượng phu:

Sạch giới lòng, chùi giới tướng, Nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm, Ngay thờ Chúa, thảo thờ cha,

Đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.

Tham Thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân, Học đạo thờ thầy, dọt xương óc chưa thông của báo.

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ sáu)

Mẫu người Phật tử Việt Nam được qui định một cách hết sức cụ thể: “sạch giới lòng, dồi giới tướng” để trở nên “Bồ tát trang nghiêm” và “ngay

thờ chúa, thảo thờ cha” để trở nên “trượng phu trung hiếu”. Đó là con người tu Thiền, cho dù là xuất gia hay cư sĩ, luôn sống một nếp sống đạo hạnh, giản dị, trong sáng. Đó là con người sống có kỷ luật, có lý tưởng,

hiếu thảo với cha mẹ, trung thành với Tổ quốc, đồng thời góp phần xây dựng cuộc sống qua những hành động thiết thực:

Dựng cầu đò, dồi chiến tháp, ngoại trang ngiêm sự tướng hãy tu; Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ tám)

Trần Thái Tông – vị vua khai sáng cơ nghiệp nhà Trần, dầu là người sống trong tột cùng danh vọng, nhưng ông vẫn không quên sửa tâm mình theo Phật. Đặc biệt, với vai trò là người đứng đầu quốc gia Đại Việt thời đó, ông đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ nhất (1258) và cũng là người chủ trương đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm ra đời. Không chỉ Thái Tông mà một loạt Thiền sư xuất gia, tại gia của giai đoạn này đều tích cực

tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị của đất nước. Họ có thể là nhà tư tưởng chiến lược, tướng cầm quân, nhà tri thức lớn, nhà thơ, thầy thuốc, … tuỳ theo sự phân công và khả năng mà sẵn lòng tham gia cống hiến, sống đúng đạo lý.

Hình tượng này là tiêu biểu cho mẫu người Đại Việt thời đại Đông A nói chung, chứ không phải riêng cho Phật giáo. Những người làm nên sự nghiệp hào hùng của dân tộc ta vào thời này hầu hết là Phật tử. Điển hình cho mẫu người lý tưởng là Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung. Ông có thái độ sống nhập thế tích cực vì dân, vì nước chứ không vì sự giải thoát riêng mình. Ông trở thành vị tướng tài có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, đồng thời cũng là Thiền sư ngộ đạo thể hiện rõ sự tự tại, giải thoát. Tinh thần này khiến người ta sống an nhiên giữa cõi đời, nhất là luôn ý thức làm những việc nên làm và tránh những việc không nên làm, có khi tạo nên những điều kì diệu bất chấp mọi chướng duyên.

Vận dụng tinh thần nhập thế của thiền phái, Trần Thánh Tông cùng Trần Nhân Tông làm nên điều kỳ tích là lãnh đạo thành công hai cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1285 và 1288 khi xác định “Thiên hạ là thiên hạ của tổ

tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng ứng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta với các khanh là đồng bào ruột thịt…” [36; tr. 103].

Quan điểm đoàn kết, “thân dân” chỉ thực hiện được khi mọi người dân cùng chung một quyền lợi và nghĩa vụ với người lãnh đạo đất nước. Trần Quốc Tuấn viết Dụ chư tì tướng hịch văn để cụ thể hoá vấn đề đó với chủ thuyết “Cư trần lạc đạo”, hướng đến việc xây dựng mẫu người Phật tử nhằm bảo vệ độc lập và chấn hưng đất nước. Mỗi khi sự tồn tại quyền lợi của người này là điều kiện, nhân tố cho quyền lợi người kia thì tất cả đồng phát triển. Từ đó, mọi người dân hiểu yêu nước là yêu đạo; yêu gia đình là

yêu cha mẹ, bà con, yêu mối tình vợ chồng, con cái trẻ thơ; yêu mộ phần tổ tiên là yêu hồn thiêng sông nước.

Hơn nữa, công cuộc chấn hưng đất nước đòi hỏi phải thực hiện việc tái thiết các công trình văn hoá bị kẻ thù tàn phá. Dưới tác động của chủ trương xây dựng mẫu người Phật tử lý tưởng, người dân đã tích cực tái thiết quốc gia: “Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự

tướng hãy tu” (Cư trần lạc đạo phú, hội thứ tám). Vì yêu nước mà Nhân

Tông đã lo con người dễ bị mất gốc, dễ lạc vào đường ác, nên đã kêu gọi mọi người hãy tu theo “thập thiện”, tu theo đạo Phật. Do Điều Ngự đã hiểu chỗ thâm sâu vi diệu và lĩnh hội được cốt lõi tinh túy của Thiền học nên khi tu ở Yên Tử cũng như lúc vân du khắp nơi, đến nhiều chùa chiền trong nước từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa đến tận Bố Chính Quảng Bình, đâu đâu ông cũng mở lớp thuyết pháp dạy dân chúng khắp các thôn quê thực hành mười điều thiện để xây dựng trong nhân dân một đạo đức xã hội lành mạnh trên nền tảng đạo đức Phật giáo. Đây là tính tích cực đem Phật giáo vào nhân gian, trước xây dựng con người, cá nhân tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì quốc gia tốt. Vì bảo vệ sinh mạng con người, khuyên giữ giới không sát sinh; bảo vệ tài sản của người, khuyên giữ giới không trộm cướp; bảo vệ hạnh phúc gia đình, khuyên giữ giới không tà dâm; bảo vệ uy tín và giá trị con người, khuyên giữ giới không nói dối; bảo vệ sức khỏe, trí tuệ và trật tự xã hội, khuyên giữ giới không uống rượu. Người dân trong nước đều giữ được năm giới thì đất nước thật sự thái bình, dân chúng vui vẻ hát ca, không còn phải lo sợ. Tiến lên, vua khuyên tu mười điều thiện, tức là thân không sát sinh, trộm cướp, tà dâm, miệng không nói dối, nói hai lời, nói hung dữ, nói thêu dệt, ý bớt nóng giận, tham lam và si mê. Người mà thân - miệng - ý khéo tu mười

điều lành sẽ trở thành bậc hiền nhân. Người Phật tử khéo tu “ngũ giới”, “thập thiện” là đóng góp một phần cho quốc gia, xã tắc hưng thịnh, an vui.

Việc Trần Nhân Tông đi khắp các chốn thôn dã, khuyên dân bỏ những hủ tục, mê tín và thực hành giáo lý thập thiện đã phán ánh chính sách dùng

Chính pháp để an dân mà trước đó hơn một nghìn năm đã được ghi vào kinh Lục độ tập - một bản kinh được Phật giáo nước ta vận dụng nhuần nhuyễn

phù hợp với đạo lý truyền thống. Nó được các nhà lãnh đạo dùng làm “pháp luật quốc gia” nhằm đem lại sự bình an cho xã hội với mục đích:

Rèn lòng làm Bụt, chỉn xá tua một sức dồi mài Đãi cát kén vàng, còn lại nhiều phen lựa lọc.

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ tám).

Trong việc hình thành mẫu người lý tưởng của thời đại Đông A, tư tưởng “Cư trần lạc đạo” đã thể hiện tính tiệp thế sâu sắc của nó. Cũng phải nói về sự kết hợp Nho - Phật nhuần nhuyễn trong tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm, mà Trần Nhân Tông chính là người chủ trương. Từ đó, tôn chỉ hoạt động của Thiền phái đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp ổn định trật tự, trị an xã hội.

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w