“Tùy duyên bất biến” – chìa khóa mở cửa cuộc sống an lạc

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 57 - 67)

“Tùy duyên bất biến” trở thành nguyên tắc quan trọng nhất trong nếp sống “cư trần lạc đạo”. Đây cũng là yếu chỉ để con người có thể ung dung giữa cõi đời với niềm vui cao quý của sự giải thoát. Việc làm cần thiết là phải cắt nghĩa “tùy duyên bất biến, bất biến mà tùy duyên” theo quan điểm nhà Phật.

“Tùy duyên bất biến” nghĩa là: hình thức tướng trạng thay đổi tùy theo ngoại duyên, nhưng bản chất bên trong thì không bao giờ thay đổi. Cũng như nước và sóng. Sóng nhấp nhô thay đổi theo gió nhưng bản chất nước thì bao giờ cũng vậy. “Chân như”, “Phật tính” hay Niết bàn cũng đều như thế, tuy tướng dụng hiển hiện ra vô cùng sai biệt, thay đổi không cùng, nhưng bản thể của “Chân như”, của “Phật tính” hay Niết bàn thì tuyệt nhiên không thay đổi.

Trong mối quan hệ giữa “tùy duyên” và “bất biến”, có một trật tự cần phải được quán thông: trước khi “tùy duyên” phải “bất biến”, “bất

biến” là gốc. Đức Phật dạy chúng ta tu hành phải có hạnh “tùy duyên”, nhưng giữ phần “bất biến” bên trong mới quan trọng. Vì mất phần “bất biến”, là mất lập trường của đệ tử Phật, sẽ trầm luân trong “khổ hải vô nhai” như chúng sinh. Chúng sinh bị duyên trần lôi kéo, khiến họ trầm luân trong sinh tử. Tu hành phải đạt được “bất biến”, nhưng từ “bất biến”, chúng ta “ứng vạn biến”, tức “tùy duyên”. Không phải “bất biến” là chấp pháp. Chấp pháp thì nghĩ rằng phải thế này hay thế kia, không thích ứng được với người, với hoàn cảnh, phải thất bại.

“Tùy duyên mà bất biến” nghĩa là các phương pháp được khai mở, nhưng không đi quá xa và quá đà. Nếu “tùy duyên” thái quá mà không giữ được tinh túy của giáo pháp là “vong bản”, biến chất, bị đồng hóa. Mặt khác, “bất biến mà tùy duyên” nghĩa là luôn giữ gìn bản sắc, tinh hoa của

Chính pháp nhưng không cứng nhắc, giáo điều để rồi tự đánh mất sự linh

hoạt, năng động và tiệp thế. “Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên” chính là hành trang, là phương tiện cần thiết để những người con Phật dấn thân nhập thế, lợi đạo và ích đời.

Cuộc sống đáng quý nhưng thật không dễ dàng. Để vui với đạo khi ở với đời một cách trọn vẹn, con người phải biết sống “nhậm vận tùy duyên”:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

(Sống ở đời vui với đạo tùy theo duyên)

Trên phương diện chân đế, đạo và đời tuy khác nhau nhưng cốt tủy chỉ là một, đều tựa một lý tính nhất như, bình đẳng. Nhưng trên bình diện

tục đế, đạo là đạo, đời là đời mặc dầu khoảng cách giữa đạo và đời là

không thể phân cắt. Đạo cần đến đời để truyền thừa như dòng nước cần không gian để chảy. Đời cần đến đạo để có thêm sức sống như cây xanh cần đến nước để khỏi cạn kiệt, khô cằn. Đói ăn, khát uống, mệt ngủ là nếp sống quy củ, thường nhật của con người giữa chốn phù sinh. Dẫu là xuất

thế, thì trong đời sống chân đế không thể thiếu đời sống tục đế. Thế nên, ai

biết “tùy duyên” thì người đó dễ sống, ngược lại, không biết “tùy duyên” thì quả thật khó sống.

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

(Đói thì ăn no, mệt thì ngủ yên)

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thế và làm được như thế. Đói ăn, mệt ngủ là chuyện nhỏ, nhưng thật ra không dễ chút nào. Thực tế thì những con người đầy thủ trước như chúng ta vẫn ăn không ra ăn, ngủ không ra ngủ; thậm chí, cố chấp hơn, đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ. Một giai thoại trong Thiền sử Trung Hoa đã nói hộ chúng ta điều này qua câu chuyện Luật Nguyên đến tham vấn Thiền sư Huệ Hải:

Luật Nguyên đến hỏi: - Hòa thượng tu có dụng công chăng? Sư đáp: - Dụng công.

- Dụng công thế nào?

- Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.

- Tất cả mọi người đều như vậy, đồng chỗ dụng công của thầy chăng?

- Chẳng đồng.

- Tại sao chẳng đồng?

- Vì họ khi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng. Khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán ngàn chuyện. Do đó chẳng đồng.

Nguyên im lặng.

Tâm đã đạt tới cảnh giới “tâm không” thì “tùy duyên nhậm vận”, không đón không đưa, không vui không giận, không chờ không đợi; không nuối tiếc quá khứ, không trông ngóng tương lai. Thấy đói thì ăn, thấy khát thì uống. Thế là “tùy duyên nhậm vận”. “Tùy duyên nhậm vận” được thì không còn phiền não, sống trong luân hồi mà không còn cảm thấy có luân

hồi; cứ trả nợ kiếp trước mà không còn có cảm giác mình trả nợ. Do gốc là tâm đã đạt tới “tâm không”, thế giới sắc tướng không còn dẫn dắt được ta nữa. Như vậy lúc nào cũng tràn ngập lạc thú. Lạc thú trong cõi trần vì không còn có cõi trần. Lạc thú ở đây là lạc thú với tâm bản thể siêu việt ngay ở cõi trần. Như vậy là diệt khổ ngay trong cõi khổ. Không phân biệt cõi trần và cõi cực lạc. Không còn thấy trần thế là trần thế, khổ là khổ, “bổ củi gánh nước đều là diệu đạo”. Với cái “tâm không” ấy, con người có thể

trực ngộ tỏ tường chân lý của cuộc đời và ung dung sống giữa những biến động của đất trời mà lòng không mảy may xao động:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không Nhất xuân tâm tại bách hoa trung Như khim khám phá đông hoàng diện Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

(Thời trẻ đâu biết được lẽ sắc không Xuân đến để lòng trong trăm hoa

Đến nay đã khám phá ra được diện mạo của chúa xuân Ngồi trên tấm bồ đoàn giữa thiền bản ngắm cánh hồng rụng)

(Xuân vãn – Cuối xuân)

Con người ấy thời tuổi trẻ lầm tưởng thế gian là vĩnh cửu nên lòng xao xuyến mừng vui khi xuân về hoa nở, xót xa nuối tiếc khi xuân đi hoa tàn, giờ đây hiểu được lẽ thật của cuộc đời nên có thể an nhiên nhìn sự vật vần xoay. Cái lớn của nhà thơ là nhận thức sự hữu hạn của cuộc đời không phải để mang nặng bi kịch trong tâm tư mà là để chấp nhận nó như một thực tế tự nhiên và có thể vui sống hết mình những thời khắc hiện tại.

Ai ghẻ có sơn lâm thành thị,

Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao. Chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hý.

Không có sự phân biệt nào giữa sơn lâm hay thành thị, rừng hoang hay chùa vắng, đạo nhân, dật sĩ hay Thiền sư. Tất cả đều “tùy duyên mà lạc đạo” giữa cõi trần.

Tư tưởng “tùy duyên” đã được Tuệ Trung Thượng sĩ khái quát trong cuộc đời hành đạo của mình trên cơ sở kế thừa chủ trương “tùy tục” của Thiền sư Thường Chiếu dòng Vô Ngôn Thông. Đóng góp của Trần Nhân Tông – Đệ nhất tổ của Thiền phái Trúc Lâm ở đây là chỉ rõ được mối tương quan giữa “tùy duyên” và “bất biến” trong khái niệm “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”. Trong hợp thể linh động này, “tùy duyên” và “bất biến” gắn bó hữu cơ, xuyên thấm vào nhau không thể tách rời. Theo đó, con người muốn an nhiên tự tại giữa cõi đời dứt khoát phải “dĩ bất biến ứng vạn biến”, có nghĩa là nắm được cái cốt tủy, tinh yếu Thiền học, nhưng vận dụng trong thực tiễn phải linh hoạt, tùy theo ngoại duyên.

2.3.3. “Gia trung hữu bảo” – nguyên tắc “không - truy - tầm”

“Gia trung hữu bảo” là nương theo kinh Pháp Hoa, nói rằng trong chiếc túi da ô uế có viên minh châu, hay cái thân tứ đại ngũ uẩn này gây ra cho chúng ta không ít khó khăn, nhưng trong đó có viên ngọc quý. Nếu tìm được viên ngọc hay sử dụng được nó, chúng ta sẽ trở thành người giàu có nhất, tức thành Phật, thành Hiền thánh.

Lục tổ Huệ Năng khi nghe Ngũ tổ Hoằng Nhẫn giảng kinh Kim

Cương đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm”(Cần không bám trụ vào

cái gì mà sinh ra tâm) thì hoát nhiên đại ngộ, biết rằng vạn pháp không rời tự tính, mới bạch với Ngũ tổ rằng: “Hà kì tự tính bổn lai thanh tịnh” (Nào ngờ tự tính vốn thanh tịnh).

“Tự tính thanh tịnh ấy” chính là “giác tính”, ở Phật không tăng, ở chúng sinh không giảm. Người học đạo, hiểu đạo, tu hành và đạt đạo sở dĩ có khả năng sống tự tại “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên” là bởi vì

họ nhận ra một điều đơn giản rằng Phật vốn là lòng thanh tịnh hay mọi người đều có sẵn “giác tính” mà nói như Phật hoàng Trần Nhân Tông trong bài thơ yết hậu bằng chữ Hán của Cư trần lạc đạo phú:

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

(Trong nhà có của báu, không phải tìm kiếm bên ngoài) Trước hết, Trần Nhân Tông muốn dùng chữ “bản” để chỉ cái gốc, cái bản nguyên của toàn thể vũ trụ. Nhưng trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông, bản thể Phật tính cũng là “tâm tĩnh lặng”, nên "tâm" vẫn là khái niệm trung tâm, quan trọng nhất, “là tinh yếu của Thiền”:

Vậy mới hay! Bụt ở trong nhà Chẳng phải tìm xa

Nhân khuấy bản nên ta tìm Bụt Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ năm)

Ở đây, Trần Nhân Tông cho rằng Bụt ở trong bản thân mình, không phải tìm đâu khác bên ngoài. Nghĩa là “gốc”, “bản” ở chính trong tâm ta. Bụt là ta. Tất nhiên, ta ở đây là cái ta đã giác ngộ. Quan điểm này đã được Trần Nhân Tông tiếp thu và kế thừa quan niệm của người thầy mình là Tuệ Trung Thượng sĩ, cho rằng muốn có được tâm thanh tịnh hay “Phật tính”, giác ngộ, giải thoát hãy quay lại cái gốc của mình chứ không tìm đâu khác được. Thế nên, mọi sự tìm kiếm ông Phật từ bên ngoài sẽ là nỗ lực dã

tràng xe cát, là việc truy tìm lông rùa sừng thỏ. Muốn tìm Phật thì hãy

hướng vào bên trong mình mà cầu tìm Phật, hay nói đúng hơn, nhận chân mình chính là Phật. Khi đã nhận chân mình chính là Phật rồi thì chẳng còn vấn đề tìm kiếm thần thông, trí tuệ, sự giải thoát hay những mẫu hình lý

tưởng của mình như thần tiên, La hán, Bồ tát, Phật đà nữa. Ý hướng tư tưởng tự mình trở về thực hiện lấy tự tính giác ngộ bằng phương pháp không đối tượng hóa tự tính giác ngộ ấy để chạy theo đuổi bắt của Phật hoàng nước Việt, với Nguyễn Lang chính là nguyên tắc không - truy - tầm trong Thiền học đời Trần. Dĩ nhiên, sở đắc Thiền học này cũng xuất phát từ yếu chỉ “phản quan tự kỷ” của Tuệ Trung Thượng sĩ. Trong Thượng sĩ

hành trạng, Trần Nhân Tông kể lại quá trình ông tiếp cận Tuệ Trung. Sau

nhiều lần thăm dò, đối thoại, suy ngẫm, Trần Nhân Tông mới thực sự nhận thấy Tuệ Trung có Thiền phong cao vọi. Ông kể: “Nhất nhật thỉnh vấn bản

phận tông chỉ, Thượng sĩ ứng vận: “Phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tòng tha đắc”. Ngã khoát nhiên đắc cá nhập lộ, nãi khu y sự sư yên” (Một hôm,

ta xin hỏi về tông chỉ mà bản thân cần theo, Thượng sĩ đáp: “Quay nhìn vào bản thân mình chính là việc cần làm, không nên tìm kiếm ở đâu khác”. Ta bỗng nhiên ngộ được con đường cần đi, bèn xốc áo, bái làm thầy). Cái “tâm ấn” mà họ truyền cho nhau chính là “phản quan tự kỷ bản phận sự,

bất tòng tha đắc”. Việc cần làm, tức con đường để đạt tới giác ngộ, chính

là quay nhìn vào bản thân mình, tìm kiếm chính ở nơi mình mà không phải ở nơi nào khác. Như vậy ta thấy “bản” theo Trần Nhân Tông chính là lòng trong sạch, Phật tính, báu vật. Thật ra đây chỉ là một sự diễn đạt khác của quan điểm Phật tại tâm, Phật ở chính trong tâm con người như Quốc sư Phù Vân đã khai sáng cho Trần Thái Tông. Nếu ai giác ngộ được điều đó thì lập tức thành Phật, không phải cầu ở bên ngoài. Chúng ta có thể thấy rõ quan điểm này trong một bài kệ:

Cừ kim chính thị ngã Ngã kim bất thị cừ Nhược năng như thị hội,

Phương đắc khế chân như. Ngộ tư Tâm thị Phật,

Cố danh liễu đạt chân như. Ngộ tự tâm thị pháp,

Cố danh nhất tự pháp môn. Vạn pháp quy nhất,

Cô danh nhất thể Như Lai.

Nghĩa là: Nó nay chính là ta, ta nay không là nó. Nếu hiểu được như thế thì mới khế hợp Chân như. Ngộ được tư tâm của mình là Phật thì gọi là đạt đến chân như. Ngộ được tâm của mình là pháp thì gọi là nhất tự pháp môn. Vạn pháp quy về nhất thì gọi là nhất thể Như Lai.

Chính vì đánh mất gốc, mất Bụt, mất của báu, mất tính sáng đó nên mới phải tìm Phật mà không biết Phật là tịnh độ, là lòng trong sạch dẫn đến mải mê đi tìm ở ngoài mình, nơi Tây phương cực lạc, Tịnh thổ hay một vương quốc xa xôi đâu đó:

Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi Tây phương,

Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về cực lạc.

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ hai)

Như vậy, ở đây cõi Phật chính là cõi lòng, Phật là lòng trong sạch. Để khẳng định điều đó, ông nói:

Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo Sửa mình học, cho phải chính tông.

Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ, Vong tài đối sắc, ắt tìm cho phải thói Bàng công

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ năm)

Cùng với quan niệm Phật là giác ngộ, là Bồ đề, giác tính, ở đây Trần Nhân Tông còn dùng khái niệm “tính sáng”. Theo một nghĩa nào đó, “tính sáng” cũng chính là Phật. Trần Nhân Tông yêu “tính sáng” còn hơn châu

báu, yêu lòng trong sạch còn hơn hoàng kim. Có được tính sáng, giữ gìn được tính sáng thì tâm mới thanh tịnh, trong sạch:

Miễn được lòng rồi, Chẳng còn phép khác.

Gìn tính sáng, tính mới hầu an,

Nén niệm vọng, niềm dừng chẳng khác.

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ sáu)

Và giữ được tính sáng thì mới khỏi lọt vào con đường sai lầm, tà đạo.

Nếu mà cốc, Tội ắt đã không. Phép học lại thông,

Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ năm)

Nếu giữ được tính sáng trong lòng, khiến lòng mình luôn sáng suốt, yên tịnh, không tham của cải, không mê thanh sắc, thì dù ở đâu cũng vậy, không phải vào tận các chùa các am, lên tận sơn lâm cùng cốc mới có thể tu hành được. Nếu giữ được bản thể trong lặng rồi thì nhân duyên dẫu có biến đổi thế nào cũng không còn lo ngại. Mài dũa tính gương cho tinh khiết thì chẳng sợ lục căn, lục trần làm rối lòng mình:

Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên,

Chùi cho vằng vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ tám)

Khi nhận thức mình có ngọc báu, Phật tính cũng là lúc đồng thời hiểu rẳng mình có đủ sáng suốt để đạt tới trí tuệ Bát nhã thì không phải đi

tìm Phật ở đâu cả. Thể nhập với bản thể bất sinh, bất diệt thì cũng chẳng cần ra công nhọc sức đọc các kinh Thiền:

Biết Chân Như, tin Bát Nhã, chớ còn tìm Phật tổ Tây Đông, Chứng Thực tướng, ngỏ Vô vi, nào nhọc hỏi kinh Thiền Nam Bắc.

(Cư trần lạc đạo phú, hội thứ tám)

Bản thể, tính sáng là gốc của mỗi vật, đặc biệt là báu vật trong mỗi người. Về thực chất, ai ai cũng có đầy đủ, tràn đầy nó. Trần Nhân Tông đã viết: “Ai ai cũng có đủ bản tính, người người đều được viên thành”. Như vậy trong quan điểm này, Trần Nhân Tông một mặt tiếp tục đi theo quan điểm của Đại thừa, cho rằng trong mỗi chúng sinh đều có Phật tính. Phật tính tiểm ẩn được phản ánh rõ hay mờ phụ thuộc vào hành vi kiếp trước và cuộc sống hiện tại của mỗi người. Mặt khác, ông kế thừa thừa trực tiếp từ người ông Trần Thái Tông và người thầy Tuệ Trung Thượng sĩ.

Phật tính trong tâm mỗi người. Trong mỗi người có một khả năng tự soi rọi, tự làm cho mình thay đổi, tự làm cho mình đồng nhất với chân lý. Tự hướng vào tâm để truy cầu cái lý Bát nhã. Ở đó có thanh tĩnh thinh không, có thực thể bất sinh bất diệt. Vì thế nói “gia trung hữu bảo hưu tầm mịch”. “Của

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w