Tư tưởng “tùy duyên lạc đạo” trong thơ văn của Sơ Tổ Trần Nhân Tông – người lập thuyết cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 53 - 54)

Tông – người lập thuyết cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh năm Mậu Ngọ Nguyên Phong thứ 8 (1258), là con trưởng vua Trần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu. Ông sinh ra “được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể

chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử. Trên vai trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn. Ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân, Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. Là người hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp phục hưng làm vẻ vang đời trước, thực là vua hiền đời Trần” [36; tr. 67]. Khi xuất gia, ông lấy pháp hiệu Hương Vân Đại Đầu

Đà hay Trúc Lâm Đại Đầu Đà, được tôn xưng là Giác hoàng Điều ngự. Người là vị tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, nhà lãnh đạo kinh luân, nhà ngoại giao tài ba, Thiền sư lỗi lạc, nhà văn hóa uyên áo và nhà thơ xuất sắc của dân tộc. Ở bình diện nào, người ta cũng phát hiện những điều thú vị, kỳ lạ ở danh nhân kiệt xuất này. Nói như Trần Thị Băng Thanh, Trần Nhân Tông “là một con người đa dạng. Trong ông có bản lĩnh quả quyết, vững

vàng của một người làm tướng, có sự sâu sắc thâm trầm của một nhà Thiền học và quán xuyến tất cả là lòng nhân ái, hồn hậu, yêu nước nồng

nàn… của con người Việt Nam cùng với một tâm hồn thơ giàu cảm xúc, tinh tế” [7; tr. 24].

“Cư trần lạc đạo” - sống trong cõi trần vui với đạo - được Phật hoàng dùng quốc âm phô diễn súc tích trong 10 đoạn của bài phú cùng tên, thực chất là một tuyên ngôn hợp nhất triết lý căn bản của Thiền phái Trúc Lâm tạo nên một đường lối sống đạo hết sức đặc sắc, dung hòa lý tưởng và hiện thực. Chúng ta có thể khái quát những luận điểm về tư tưởng này của Trần Nhân Tông theo bốn điểm sau: 1 - Cư trần lạc đạo; 2 - Nhậm vận tùy

duyên; 3 - Gia trung hữu bảo; 4 - Đối cảnh vô tâm. Bốn vấn đề trên giải

thích cho nhau, quan hệ với nhau không thể tách rời: cái là tổng thể, là đường hướng, cái chỉ trạng thái, cảnh giới của tâm, cái là điều kiện, phương thức. “Cư trần lạc đạo” được vì “nhậm vận tùy duyên” trong cõi tục. “Nhậm vận tùy duyên” trong cõi tục được vì nhờ có “của quý trong nhà”. “Nhậm vận tùy duyên” bằng cách “đối cảnh vô tâm”.

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w