Kế tục lối sống “tùy tục” của Thường Chiếu và các vị Thiền sư đi trước, Tuệ Trung Thượng sĩ đã sáng tạo nên một triết lý ở đời sống đạo vô
cùng độc đáo. Điều này có thể thấy rõ qua lời nhận xét của Trần Nhân Tông trong Thượng sĩ hành trạng: “Thượng sĩ trộn lẫn cùng thế tục, hòa
cùng ánh sáng chứ không trái hẳn với người đời. Nhờ đó mà tiếp nối theo được hạt giống pháp và dìu dắt được kẻ sơ cơ. Người nào tìm đến hỏi han, người cũng chỉ bảo cho điều cương yếu, khiến họ trụ được cái tâm, mặc tính ngang tàng, không rơi và danh hay thực”. Đó chính là thái độ sống, lối
sống “tùy duyên” của Thiền tông. Nếu các vị Bồ tát trong kinh Phật luôn đề cao sự dấn thân và hòa mình vào cuộc đời để phụng sự chúng sinh thì với Tuệ Trung, Thiền tông cũng không còn là triết lý xa lạ. Qua thơ văn của mình, Thượng sĩ đã thể hiện một triết lý Thiền gần gũi với cuộc đời, ở ngay trong đời sống hằng ngày. Với ông “đi cũng Thiền, ngồi cũng Thiền, trong
lửa lò hồng một đóa sen”. Triết lý Thiền của Tuệ Trung là sự ung dung,
khoan thai trong mọi hành động, khi tâm tĩnh thì hành động luyện tính tất thành.
Thượng sĩ quan niệm sống ở đời là phải biết “tùy nghi”, không nên khư khư chấp vào quy tắc cứng nhắc:
Khỏa quốc hân nhiên tiện thoát y, Lễ phi vô dã, tục tùy nghi
(Vật bất năng dung) Dịch thơ:
Vào xứ mình trần bỏ áo đi, Phải đâu quên lễ, chỉ tùy nghi.
(Vật không thể tùy theo mọi người – Trúc Thiên dịch) Bởi vì “Chiếc thoa đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo,
tấm gương sáng đối với người mù chỉ là cái nắp đậy chén. Dẫu tiếng ngọc nhập vào đàn cầm thì trâu cũng chẳng thèm nghe. Bông hoa kia có trang sức thêm chuỗi ngọc thì trâu cũng không biết đến” [12; tr. 26]. Lĩnh hội
hợp với quy luật tự nhiên. Theo Thượng sĩ, con người là một phần của thế giới tự nhiên, cũng như những hiện tượng tự nhiên khác có sinh ắt có tử, có trẻ thời có già… khác gì mây bay khi có gió, như nước suối chảy ra khỏi núi, như hoa nở đúng mùa. Tất thảy vạn vật tồn tại hay mất đi đều có cơ duyên của nó. Vậy thì cớ gì con người lại sống ép buộc mình? Với tâm thế như vậy, Tuệ Trung sống ung dung, làm những việc kinh thiên động địa mà vẫn toát lên phong thái thanh cao:
Nhật nhật trượng trì tại chưởng trung, Hốt nhiên như hổ hựu như long.
Niêm lai khước khủng sơn hà toái,
Trác khởi hoàn phương nhật nguyệt lung.
(Trụ trượng tử) Dịch thơ:
Ngày lại ngày qua tay vững gậy, Thoắt nhanh như cọp, dẻo như rồng. Vung lên, sông núi e tan nát,
Dựng dậy, trời trăng sợ mịt mùng.
(Chiếc gậy – Huệ Chi dịch)
Trong lòng bình thản, không vướng bận thị phi thì dù ở cảnh ngộ nào, nếu biết sống “tùy duyên’’ con người cũng sẽ an nhiên, tự tại:
Sài môn mao ốc cư tiêu sái, Vô thị vô phi tự tại tâm.
(Tự tại) Dịch thơ:
Nhà tranh cửa liếp phong quang chán, Phải trái đều không tự tại tâm.
Với cách sống phóng khoáng như thế, Tuệ Trung đã thể hiện sự hòa hợp của con người trong tương quan với vũ trụ. Trong bài Giang hồ
tự thích, đó là một con người sống thảnh thơi, phơi phới giữa trời đất bao
la. Tiếng nhạn trời lúc này không chỉ là âm thanh của mùa thu mà còn là phong thái tiêu dao trong sự giác ngộ bất ngờ. Chiếc thuyền nhỏ trên sông dài kia không gợi sự nhỏ bé của kiếp người theo quan niệm thông thường mà cho thấy niềm hạnh phúc của con người khi biết vươn lên trên mọi đổi thay.
Trong quan niệm của Thiền gia lỗi lạc này, Thiền chính là ở chỗ hành xử hợp thời: “Sâu thì dấn chừ, nông thì xắn vén. Dùng thì làm chừ,
bỏ thì ẩn tàng. Buông hình hài chừ, đừng nắm bắt. Tỉnh một đời chừ, chớ chạy quàng’’ [12; tr. 65]. Với Tuệ Trung, Thiền tông không chỉ là một tôn
giáo mà còn là một cách sống, một đạo sống đẹp giúp con người đạt đến hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc sống này. Bởi vậy, dẫu học đạo Thiền nhưng ông không ép buộc mình phải cạo tóc đi tu, trì giới. Thậm chí, ông còn cho rằng: “Trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc
phúc’’ [12; tr. 46]. Ông không để tâm đến việc ngồi thiền niệm Phật một
cách hình thức, lại ăn thịt cá, uống rượu và cũng có thê thiếp như mọi người. Với Tuệ Trung, Thiền là ở tâm, hành động thì phải “tùy ngộ nhi an’’: Đói thì ăn cơm, mệt thì ngủ. Lúc hứng lên thì thổi sáo không lỗ. Lắng
xuống thì đốt giải thoát hương’’ [12; tr. 32].
Trước Tuệ Trung, ở đời Lý, tư tưởng “cư trần lạc đạo’’ với chủ trương “tùy tục’’ đã hình thành và đi vào đời sống thực tiễn. Tuy nhiên, các Thiền sư đời Lý chủ yếu nhấn mạnh chữ “tùy’’ với ý nghĩa tùy tục về lẽ sống chết chứ chưa hẳn là sự “tùy nghi’’, “tùy duyên’’ triệt để như Tuệ Trung. Song cũng cần lưu ý rằng: đề cao lối sống “tùy duyên’’ không đồng
nghĩa với việc Thượng sĩ khuyến khích con người sống phóng túng buông thả. Vì theo người: “mải vui nếu chẳng tìm ra gốc, nghìn thủơ lương
duyên chẳng đến đâu’’ [12; tr. 25]. Chữ “tùy’’ của Tuệ Trung là cách
hành xử hợp thời, không bị trói buộc bởi kinh điển giáo điều. Nó thể hiện tư thế của một con người vượt lên hoàn cảnh: lúc xã tắc lâm nguy thì sẵn sàng xông pha trận mạc, khi thiên hạ thái bình thì vui cuộc sống tiêu dao của một cư sĩ.
Tư tưởng khoáng đạt của Tuệ Trung đã được không ít bậc Thiền sư cùng thời và về sau tiếp nối. Pháp Loa (1284 - 1330), Trúc Lâm Nhị tổ đã hết lời ca ngợi Tuệ Trung Thượng sĩ:
Á!
Thuần cương đả tựu, Sinh thiết thú thành. Xích thiên thốn địa, Nguyệt bạc phong thanh. Đốt!
(Tán Tuệ Trung Thượng sĩ) Dịch thơ:
Ôi!
Thép ròng rèn được, Gang sống đúc nên. Thước trời gang đất, Trăng sáng gió trong. Quát!
(Ca ngợi Tuệ Trung Thượng sĩ)
Đó chính là lối sống “tung hoành mà không để rơi vào hữu vô… Ăn
Thánh Tông đề cập đến trong bài Tự thuật. Đó là lối sống, cách sống, thái độ sống đẹp, thuận tự nhiên tựa như “ánh sáng mùa thu lúc đen lúc trắng
tùy theo duyên sắc, nhụy sen đỏ thơm vẫn chẳng nhuốm bùn” [12; tr. 24].
Qua tư tưởng “tùy duyên”, Tuệ Trung đã xây dựng một quan niệm sống tích cực, lạc quan, hợp thời. Ông đã thể hiện điều đó trong tác phẩm của mình nửa như những bài học về đạo, về đời, nửa như những lời tâm tình đầy bản lĩnh của một con người uyên thâm, đức độ.