Tinh thần “phá chấp” triệt để

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 44 - 49)

Tuệ Trung còn khác với nhiều đồng đạo đương thời, khi đạt đạo ông không còn để thì giờ luận thuyết các đề tài Phật giáo hay chú giải các kinh điển Phật giáo. Thượng sĩ chú trọng đề cao con đường “đốn ngộ” hơn là viện vào giáo lý, khái niệm để đạt đạo. Tuy nhiên, phần nhiều những người mới tham Thiền ít hiểu rõ điều này. Bởi vậy khi tìm đến Phật pháp, họ còn tự trói mình vào những khái niệm cụ thể và từ bỏ mất cơ duyên ngộ đạo. Là một Thiền gia uyên thâm theo lẽ sống tiến bộ của Thiền tông, trong tác phẩm của mình, Tuệ Trung Thượng sĩ đả phá mạnh mẽ tinh thần chấp vào khái niệm, táo bạo lật ngược một số vấn đề trong kinh bổn giáo lí cho phù hợp với thực tế Đại Việt. Ta có thể tham khảo cuộc đối thoại sau:

Hỏi: - Thế nào là pháp thân thanh tịnh? Sư đáp: - Ra vào trong nước đái trâu

Chui rúc giữa đống phân ngựa.

Lại hỏi: - Vậy làm thế nào mà chứng ngộ được?

Sư đáp: - Không có niệm nhơ bẩn tức là pháp thân thanh tịnh Hãy nghe bài kệ của ta:

Xưa nay không bẩn sạch, Bẩn sạch đều hư danh.

Pháp thân không vướng mắc, Nào trọc với nào thanh!

Trong câu chuyện trên, người đối thoại với Thượng sĩ đã bị ám ảnh bởi khái niệm “Pháp thân thanh tịnh” (Pháp thân trong sạch), tự trói mình vào khái niệm “thanh tịnh” và “ô nhiễm”. Câu trả lời của Thượng sĩ khiến người đối thoại bất ngờ. Nó đánh đổ quan niệm của người đó bằng những hình ảnh hoàn toàn ngược lại với suy nghĩ, từ đó mà hiểu Pháp thân như một chứng ngộ đột ngột vượt lên trên khái niệm thông thường.

Trong kinh Bát nhã của Phật giáo có mệnh đề “sắc tức thị không,

không tức thị sắc”. Mệnh đề ấy chỉ cho con người khi thâm nhập thực tại

phải thấy được sự chuyển hóa ảo diệu giữa “sắc” và “không” để siêu việt trên các khái niệm đó chứ không thể giải thích qua công thức “sắc” bằng “không”. Người học đạo nếu còn bám vào khái niệm sẽ tìm lời giải đáp từ công thức ấy hơn là sự chứng ngộ từ việc thể nhập. Vì thế khi học trò thắc mắc, Tuệ Trung đã trả lời: “Nếu họ bảo vô tâm là đạo thì tất thảy cây cỏ

đều là đạo cả sao? Bằng ngược lại nói vô tâm không phải đạo thì sao còn nói chuyện hữu, vô làm gì?”. Rồi ông đọc bài kệ:

Vốn không tâm không đạo, Có đạo chẳng có tâm. Tâm, đạo là hư tịch, Biết nơi nào truy tầm?

(Đối cơ)

Tuệ Trung đã đi ngược lại điều được nói trong kinh giáo: “sắc

chẳng phải không, không chẳng phải sắc”. Ở đây Thượng sĩ không hề có

tư tưởng chống báng kinh giáo. Người chỉ muốn chỉ rõ kinh điển chỉ là “phương tiện” dẫn con người đến với đạo, không phải là cái đích để con người bám víu vào đó. Bởi vì đạo mà khái niệm được thì không còn là đạo, “vô tâm” mà khái niệm được ắt không còn "vô tâm". Làm những việc không nên làm như thế khác gì “luống công đem viên gạch mài vào nhau

một cách khổ sở” [12; tr. 35]. Có nhọc nhằn đến mấy ta cũng không thể

mài gạch thành gương cũng như nghiền ngẫm chữ nghĩa thì làm sao trực cảm tâm linh về Thiền được. Đạo chỉ có thể thực hiện bằng cách Thiền định, bằng nếp sống Giới - Định - Tuệ, nhưng không cứ ở trong tu viện hay nơi thanh tĩnh mà ngay giữa cuộc đời, trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo Tuệ Trung, sở dĩ con người thường mê lầm, bám víu vào khái niệm như thế là do họ có cái nhìn “nhị kiến”, do cách nhận thức lưỡng phân về thế giới thực tại. Khi đặt ra vấn đề giải thoát, con người thường dựng lên ranh giới giữa phiền não với Bồ đề, giữa “phàm” với “thánh”, giữa “mê” với “ngộ”, giữa Niết bàn và cõi phàm trần,… Vì thế họ có xu hướng từ bỏ vị trí của mình để tìm sang vị trí của giải thoát, của "ngộ", của thánh, của Niết bàn,… Như vậy những gì ta cần tìm kiếm giờ đây sẽ thành đối tượng ở ngoài ta, nên ta khó lòng mà trực nhận được chúng.

Thượng sĩ cực lực đả kích cái nhìn “nhị kiến” phân chia thế giới thành hai cực rạch ròi. Bằng cách nói riêng của mình, Thượng sĩ phá tan mọi bức tường vây quanh, mang đến cho người có "thượng căn", "thượng trí" cơ hội giác ngộ đột ngột không cần trải qua hàng chục năm tham khảo.

Với Tuệ Trung, mọi người đều có Phật tính như nhau nên không thể phân biệt phàm với thánh, Phật với chúng sinh:

Mi mao tiêm hoành tụy khổng thùy, Phật dự chúng sinh đô nhất diện.

(Phàm thánh bất dị) Dịch thơ:

Cũng nét mày ngang đường mũi dọc, Phật với chúng sinh mặt khác nào.

Cũng không thể tách bạch rõ "có" và "không", phiền não với Bồ đề, “chân như” và “vọng nghiệp”,… Bởi vì thực chất “xưa nay đều cùng một

lẽ” [12; tr 67], “có có, không không rốt cuộc là đồng nhất” [12; tr. 63], “trăng sáng đêm nay là trăng đêm qua, hoa nở năm mới cũng là hoa năm cũ” [12; tr. 65]… Đặc biệt, vấn đề mà con người lầm lạc nhiều nhất là đem

đối lập sinh với tử cũng bị Tuệ Trung phê phán mạnh mẽ. Ông viết:

Sinh tử do lai bãi vấn trình,

Nhân duyên thời tiết tự nhiên thành. Sơn vân dã hữu xuất sơn thế,

Giản thủy chông vô đầu giản thanh

(An định thời tiết) Dịch thơ:

Sống chết về đâu chớ hỏi quanh, Nhân duyên thời tiết tự nhiên thành. Mây ngàn vốn tự bay về núi,

Nước suối thường khi đổ xuống ghềnh.

(Thời tiết yên định – Đỗ Văn Hỷ dịch)

Ông xem kẻ học đạo mà con sợ sống và chết chỉ là “ngu nhân”. Chỉ có “bậc trí có cái nhìn khoáng đạt, xem sống chết là lẽ thường mà thôi”. [12; tr. 46]. Thực ra “trời đất chỉ như búng ngón tay, non sông chỉ bằng

một tiếng đằng hắng” [12; tr. 56] và “sống chết đều từ một đợt sóng” [12;

tr. 45] mà ra nên ta không thể xem chúng là hai cực riêng biệt. Không thấy điều gì cốt yếu này vì con người thường có cái nhìn huyễn hóa, “bỗng vì

hoa mắt mà nảy sinh tình yêu ghét” [12; tr. 46]. Giống như trạng thái của

một người tự lấy tay ấn vào mắt mình khiến cho con mắt nhìn cảnh vật vốn bình thường trở nên quái dị:

Xòe ra vẫn một bàn tay,

Ấn vào mắt đã thấy ngay nghìn hình.

Mọi sự phân biệt chỉ tạo ra những giá trị ảo “giả danh”. Nó buộc ta phải sợ hãi, phiền não, khiến ta đi vào con đường lầm lạc chẳng khác nào tự rúc vào “bụng ngựa”, “thai lừa”, như “hươu khát đuổi bóng nước” chạy khắp đông tây rồi cuối cùng bị chết vì khát vậy. Thái độ khôn ngoan nhất để thoát khỏi sự mê lầm là không bắt đuổi đối tượng ngoài tự thân. Nói cách khác “chỉ

cần bỏ nhị kiến, thực tại lộ hình dung” [12; tr. 34]. Một khi ta hành động “tùy

duyên”, không tính toán, với cái tâm vô tư thì mới đạt hiệu quả. Cũng ví như vì leo cây mà sợ ngã, bám vào sự sống ảo ảnh mới có cái chết nhất thời. Nếu

“như nhân bất thượng thụ, phong nguyệt hà sở vi?” (nếu người ta không trèo

lên cây, thì gió lay, trăng rọi có làm gì được?)

Phủ định cái nhìn “nhị kiến”, Tuệ Trung không rơi vào sự phủ định hư vô chủ nghĩa. Ngược lại, nhờ nó ông trút bỏ được mọi sự ràng buộc trong nếp nghĩ cũng như trong nếp sống. Việc “trì giới kiêm nhẫn nhục” đối với ông rất đỗi nhẹ nhàng. Ông không buộc mình vào cực này hay cực kia, lại ăn thịt uống rượu như người trần tục. Nhắc đến Tuệ Trung, ít ai quên giai thoại lý thú về việc đối đáp giữa ông với em gái là Nguyên Thánh Thiên Cảm Thái hậu được Trần Nhân Tông chép rất sinh động trong

Thượng sĩ hành trạng: “Ngày kia, Thái hậu làm tiệc lớn đãi người. Người dự tiệc, gặp thịt cứ ăn. Thái hậu thấy làm lạ, hỏi rằng: “anh tu Thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được?” Thượng sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần làm Phật, Phật cũng chẳng cần làm anh. Cô chẳng nghe các bậc cổ đức nói: “ Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?” [56; tr. 231]. Câu trả lời độc đáo của Tuệ Trung Thượng sĩ phải

chăng chính là sự gặp gỡ với quan điểm của Lục tổ Huệ Năng ngày trước:

“Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai?” (Xưa nay không có một vật, lấy

Nhìn lại sáng tác của Tuệ Trung, ta thấy dẫu không viện đến lời lẽ có vẻ quá khích như Thiền sư Lâm Tế “gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ”, song tinh thần phá chấp triệt để của Thiền tông đã được Thượng sĩ thể hiện trọn vẹn và sinh động.

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w