Thời đại Phật giáo thịnh trị, ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tinh thần xã hộ

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 25 - 31)

sống tinh thần xã hội

Nhà Trần, một trong những vương triều được đánh giá là phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam còn được biết đến là một giai đoạn mà đạo Phật thật sự hoà nhập vào lòng dân tộc, từ hình thức đến nội dung.

Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang các nước Đông Á theo hai đường: phía bắc sang Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên; phía đông sang Miến Điện, Thái Lan và miền nam Đông Dương. Phật giáo Đại thừa được truyền sang nước ta khoảng đầu công nguyên và phát triển mạnh trong các thế kỷ VII, VIII, IX. Bấy giờ đã có những cao tăng người Việt xuất thân từ tầng lớp hào trưởng. Từ khi nhà nước giành độc lập, Phật giáo tiếp tục phát triển và được coi là Quốc giáo.

Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, định phẩm hàm cho nhà sư và cấp tự điền cho nhà chùa. Thời Tiền Lê, sư tăng ngày càng có vai trò quan trọng trong triều đình, được đặc biệt ưu đãi, thường giữ việc đi sứ hoặc tiếp sứ. Thời Lý, Phật giáo trải qua giai đoạn hưng thịnh nhất. Bước sang thời Trần, chi phối xã hội mạnh mẽ nhất lúc này là Phật giáo. Bấy giờ, chùa chiền được dựng lên ở khắp nơi, từ kinh đô Thăng Long cho đến mọi miền của đất nước; số người xuất gia tu hành rất đông, nói như nhà Nho Lê Quát đời Trần:“phân nửa thiên hạ đi tu”. Trong số đó có cả những người trong hoàng tộc, thậm chí là cả hoàng đế. Họ thường thỉnh các bậc cao tăng về tư dinh để được nghe giảng đạo. Ba vị vua đầu tiên của vương triều là Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông không chỉ là các vị vua Phật tử mà còn là những người có kiến thức Phật học ở trình độ cao, và hơn hết đều là những Thiền giả đã chứng ngộ. Các vua Anh Tông, Minh Tông kế tiếp đều là Phật

tử nhiệt thành, hết lòng bảo trợ Phật giáo. Triều đình có viện Tả Nhai là nơi nhà vua cùng với các bậc cao tăng bàn luận về Phật học.

Phật giáo trong dân chúng phát triển, dân tự động đóng góp công của xây dựng chùa làng, cúng ruộng đất nuôi tăng. Đạo Phật bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ trong lịch sử Phật giáo đồ Việt Nam và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống, văn hóa, tư tưởng, hòa đồng với hầu hết các hình thức tín ngưỡng, tập tục sơ khai. Cũng không biết tự bao giờ, những ngôi chùa đã mọc lên như một bộ phận hữu cơ, gắn bó thân thiết với cộng đồng xã hội “đất vua, chùa làng, cảnh Bụt”. Đất thì của vua, nhưng coi sóc phần hồn, phần đời sống tình cảm, lại là các vị sư trong chùa. Đó cũng chính là những trí thức đầu tiên của làng, những người có uy tín và được trọng vọng, đã góp phần động viên quần chúng trong nhiều cuộc kháng chiến chống kẻ xâm lăng phương Bắc của dân tộc ta.

Phật giáo đời Trần đã có những đóng góp lớn lao. Ưu điểm lớn nhất của Phật giáo là tinh thần khoan dung và tự do. Phật giáo không chống đối và chỉ trích Nho giáo cũng như Đạo giáo. Chính những Phật tử thuần thành như Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã mở rộng Nho giáo. Năm 1253, Trần Thái Tông lập Quốc học viện ở kinh sư và tạc tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử, cùng vẽ tranh 72 vị tiên hiền để thờ cúng. Trần Thánh Tông đã cho hoàng đệ là Trần Ích Tắc mở trường dạy Nho học. Nhà Trần đãi kẻ sĩ một cách khoan dung, hoà vị mà có lễ phép, cho nên “nhân

sĩ thời ấy ai cũng biết tự lập, anh hào tuấn vĩ vượt ra ngoài lưu tục, làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với trời đất” [50; tr. 26].

Bấy giờ, cùng chung thời thịnh với Phật giáo là Đạo giáo. Đền miếu được dựng lên ở khắp nơi. Số lượng đạo sĩ cũng khá đông đảo. Trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước nhà, nhất là trong thời hùng mạnh của triều

giáo. Tuy nhiên, gắn liền với sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo đến thế kỷ XIV, Nho giáo vươn lên lấn át ưu thế của Phật giáo.

Ở các thế kỷ X - XIV, Phật giáo ở Việt Nam đã phát triển cực thịnh. Trong khi Nho giáo chưa trở thành ý thức hệ chính thống của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, thì Phật giáo đã có tác dụng thống nhất nhân tâm tạo điều kiện cần thiết để củng cố và phát triển nhà nước quân chủ. Do vậy, Phật giáo ở các thế kỷ này có ảnh sâu sắc đến toàn bộ sinh hoạt văn hoá đương thời và in dấu rõ nét trong văn học, nghệ thuật.

Chính nếp sống và tư duy theo tinh thần khoan dung Phật giáo của các vua thời ấy đã tạo nên một xã hội khai phóng, khiến cho mọi tôn giáo, mọi hệ tư tưởng được cùng nhau phát triển, phát huy tối đa tinh hoa thời đại, tạo cho xã hội một đời sống tinh thần phong phú, góp một phần không nhỏ tạo nên sức mạnh dân tộc khiến Đại Việt có thể đoàn kết ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông.

Việc nhà Trần thay ngôi nhà Lý là vâng theo mệnh trời, vì vua Trần Thái Tông là người nhân từ, trí đức song toàn có thể lãnh đạo nhân dân giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong nước, cũng như đối phó với các thế lực ngoại bang xâm lấn và tập trung xây dựng, phát triển đất nước. Ngoài việc thâu giang sơn về một mối, thống nhất từ ý chí đến hành động của toàn dân và xây dựng đất nước thịnh vượng, vua Trần Thái Tông còn đặt nền móng thống nhất các Thiền phái hiện có như Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, tiến đến sáp nhập và hình thành dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất đời Trần.

Có thể nói chính xác và cụ thể, người có công đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển và truyền thừa từ mô hình tổ chức đến nội dung hành trì, thể hiện bản sắc dân tộc là Trần Thái Tông, nhưng người khai sáng và làm rạng danh Thiền phái là vua Trần Nhân Tông, là Đệ

nhất tổ. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng Thiền Việt Nam của thế kỉ thứ XII - đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tỳ-ni-đa-lưu-chi.

Nhà Trần trong buổi đầu mới thành lập, về mặt văn hóa, việc xây dựng một ý thức hệ độc lập thống nhất trở thành nhu cầu vô cùng cấp bách. Thoát khỏi sự lệ thuộc chặt chẽ về ý thức hệ với nước ngoài, thống nhất ý thức dân tộc về mặt chính trị, làm công cụ thống nhất quyền lực vào chính quyền trung ương (họ Trần) và làm phương tiện giải quyết các mâu thuẫn nội bộ dân tộc chủ yếu là giai cấp lãnh đạo và đông đảo quần chúng nhân dân nhằm duy trì một trật tự xã hội cũng tức là duy trì ngai vàng của dòng họ.

Về mặt tôn giáo, nhà Trần phải lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, nhưng cần thay đổi nội dung của các Thiền phái trước đây để đáp ứng yêu cầu của đất nước. Vì thế, nhà Trần chủ trương lập ra một Thiền phái có nội dung tư tưởng độc lập; thể hiện đúng tinh thần bản sắc dân tộc, không lệ thuộc Thiền tông Trung Quốc; vượt lên trên sự khác biệt của tất cả các tông phái Phật giáo cũng như các tín ngưỡng phi Phật giáo nhằm thống nhất ý thức hệ; không chịu trách nhiệm về sự khác biệt và đụng độ đã xảy ra trong lịch sử giữa các phái Thiền tông với nhau cũng như Thiền tông với các tín ngưỡng khác. Do đó thu hút các tín ngưỡng khác. Bên cạnh đó, Thiền phái này cũng tự khoác cho mình chiếc áo một tôn giáo mới - tuy rằng thực tế chỉ là một phái, với đầy đủ các yếu tố để thu phục quần chúng.

Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không những mang ý nghĩa rất lớn về tính tự chủ của dân tộc ta từ kinh tế, chính trị, văn hóa mà đến cả tôn giáo cũng không bị lệ thuộc vào các dòng Thiền trước ảnh

hưởng từ Trung Hoa. Từ mô hình tổ chức đến nội dung tu tập, hành trì thể hiện bản sắc dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ.

Đặc sắc của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử là tính nhập thế tích cực “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” (Phật pháp tại thế gian, không xa rời thế gian). Đạo không tách rời đời và đời cũng không thiếu vắng đạo, cả hai đã trở thành một hợp thể linh động, sáng tạo và diệu dụng trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói rằng các vị vua, các Thiền sư thời Trần đã sử dụng đúng tiềm năng của đạo Phật, khiến Phật giáo trở thành một thế lực hùng mạnh yểm trợ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của triều đình.

Với tất cả những yếu tố đó, Phật giáo thời Trần đã trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm nên những vẻ vang trong lịch sử của nhà Trần.

Tiểu kết: Khởi nguyên từ sự dung hợp những triết lý của Nho - Phật - Lão trong buổi “Tam giáo đồng nguyên” (Phật tính luận của Thiền học, tư tưởng “Vô sở đãi”, “Tùy duyên, tùy tục” của Lão - Trang, triết lý “Lạc đạo” của Nho gia), tư tưởng “Cư trần lạc đạo” được ươm mầm từ chính những đòi hỏi cấp bách của lịch sử dân tộc, một thời đại mà tất cả các thành phần từ vương hầu, khanh tướng tới muôn dân trăm họ đều ra công góp sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước và chống kẻ giặc hung bạo đang lăm le xâm lược bờ cõi Đại Việt. Đó là thời đại mà triết lý “lấy chính thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ” đã trở thành tôn chỉ sống và hành động của các vị vua thời Trần. Đó là thời đại của “hào khí Đông A” anh hùng với những chiến công đánh giặc vệ quốc hiển hách, đáng tự hào dựa trên mối đoàn kết toàn dân “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức” lưu mãi sử xanh. Lý giải cội nguồn của tư tưởng “Cư trần lạc

đạo” từ trong hệ thống tư tưởng Tam giáo hoàn toàn không phải là một cách nhìn “sùng ngoại”, “vong bản”. Trái lại, nhìn nhận tư tưởng ấy có gốc rễ từ sự dung hòa Nho - Phật - Đạo trên cơ sở tiếp biến văn hóa, đồng thời đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn lịch sử và phù hợp với thực tế Đại Việt, là một cái nhìn khách quan mang tinh thần khoa học, nói theo ngôn ngữ nhà Phật, là thấu thị những cơ duyên. Thiền Trúc Lâm và chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” của nó, vì thế, về bản chất vẫn là một sản phẩm tinh thần đáng tự hào của người Việt.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Sự vận động của tư tưởng “Cư trần lạc đạo” trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w