Tăng cường hoạt động Marketing của Nhà máy nhôm ASIAVINA

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 119 - 122)

- Hs sinh li vn kinh doanh có xu hệ ợố ướng t ng lên nh ng không ư

CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUẢNG BÌNH

4.3.2.5- Tăng cường hoạt động Marketing của Nhà máy nhôm ASIAVINA

4.3.2.5.1- Cơ sở đề xuất giải pháp

Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có cung cấp được cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không. Marketing tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Nó đã cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền tin về doanh nghiệp để doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Marketing có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, hoạt động Marketing tại Nhà máy nhôm ASIA VINA không được coi trọng đúng tầm, điều này được biểu hiện trên một số khía cạnh sau:

- Công tác nghiên cứu thị trường không được tiến hành thường xuyên, nó được giao cho Phòng Kinh doanh của Nhà máy thực hiện. Phương pháp thu thập thông tin về thị trường, về đối thủ chưa chính xác, kịp thời và đầy đủ, chủ yếu dựa vào thông tin báo chí, quan sát tại các cuộc hội chợ và triển lãm...

- Nhà máy chưa tổ chức thực hiện hoạch định chiến lược marketing mà mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch SXKD và cố gắng hoàn thành kế hoạch đó. Hiện nay nhu cầu về sản phẩm nhôm thanh định hình đang ở mức cao, nhưng trong thời gian tới nhiều nhà đầu tư tham gia thì chắc chắn Nhà máy sẽ gặp khó khăn, dẫn đến hoạt động của Công ty sẽ kém hiệu quả nếu không chú trọng công tác hoạch định chiến lược marketing đối với Nhà máy.

- Về chính sách phân phối, Nhà máy không đầu tư nhiều vào việc khuyến mãi, quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm mà chủ yếu do 30 nhà phân phối trên cả nước thực hiện. Do vậy, không thể đảm bảo tính chung thuỷ của họ, cùng một lúc họ có thể kinh doanh sản phẩm của những đối thủ Nhà máy, các nhà phân phối này sẽ ưu tiên khuyết trương, chào hàng sản phẩm của những nhà cung cấp đem lại lợi ích cho họ nhiều hơn. Điều đó dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy gặp phải trở ngại là điều tất yếu xảy ra.

Từ thực tế nêu trên cho thấy rằng hoạt động marketing của Nhà máy nhôm chỉ được xem như một chức năng bình thường như các chức năng quản trị khác và nó được ghép vào các chức năng của Phòng Kinh doanh, không có nhân sự chuyên trách nên hoạt động không thường xuyên, không có kế hoạch và hệ thống nên hiệu quả thấp. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của Nhà máy và trực tiếp làm giảm hiệu quả SXKD của Công ty.

4.3.2.5.2- Nội dung giải pháp

Nhằm tăng cường hoạt động marketing tại Nhà máy nhôm, trực tiếp góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của Công ty, tác giả xin đưa ra nội dung của giải pháp như sau:

a- Kiện toàn tổ chức marketing và xây dựng hệ thống thông tin marketing:

Nhà máy đệ trình Ban giám đốc Công ty sớm thành lập Phòng Marketing độc lập, nó thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau :

- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng theo các phân đoạn thị trường; khai thác, thu thập, xử lý và xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin marketing (thông tin về môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường nội bộ) để tham mưu cho lãnh đạo Nhà máy đưa ra những quyết định đúng đắn về SXKD.

- Thường xuyên thu thập và đánh giá các ý tưởng về sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ để phục tốt nhu cầu của khách hàng. Tiếp xúc và

lắng nghe những vấn đề được khách hàng nêu ra, nắm bắt các phản ứng, phản hồi của họ đối với mọi mặt về Nhà máy.

- Nắm bắt thông tin về sản phẩm của các đối thủ để có cách điều chỉnh thích ứng về chiến lược sản phẩm của mình. Chú trọng việc đo lường uy tín của Nhà máy và sự thoả mãn của khách hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong Nhà máy nhằm giúp Nhà máy hoạt động có hiệu quả.

b- Tổ chức tốt hoạt động quản trị cung ứng vật tư:

Quản trị tốt quá trình cung ứng vật tư sẽ giúp nhà máy tiết kiệm được chi phí trên cơ sở đó hạ được giá thành. Khi giá thành hạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên, hoặc có thể giảm giá để tăng khối lượng tiêu thụ.

Quản trị tốt cung ứng sẽ tránh được tình trạng thiếu hụt vật tư, tránh ách tắc sản xuất, tăng năng suất lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và xã hội.

c- Tăng cường đánh giá và kiểm soát kết quả marketing:

Với điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, một chương trình marketing dù được xây dựng rất cẩn thận cũng có thể có những trục trặc hoặc sai sót nhất định, để thực hiện thành công cho lần sau thì việc tăng cường đánh giá và kiểm soát kết quả marketing là một tất yếu đặt ra. Cần thực hiện nó qua hai công đoạn đó là: (1) đánh giá và kết luận các kết quả hiện có và thực hiện các hành động sửa sai; (2) kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của marketing và phát triển một kế hoạch để cải thiện những thành tố yếu kém nhưng lại quan trọng. Việc đánh giá, kiểm soát được tổ chức thực hiện theo đúng định kỳ hàng tháng, quí hoặc hàng năm.

4.3.2.5.3- Những yêu cầu khi thực hiện giải pháp

- Ban giám đốc của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình tạo nhất trí và tạo điều kiện về mặt thủ tục để Nhà máy nhôm thành lập Phòng Marketing trực thuộc Nhà máy.

- Bộ phận nhân sự thuộc Phòng Marketing phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động marketing, có đủ sức khoẻ, khả năng ngoại ngữ (Anh ngữ); đồng thời bộ phận này thực hiện đúng trách nhiệm, nhiệm vụ được phân công.

- Nhà máy cung cấp đầy đủ về phương tiện kỹ thuật và tài chính để cho Phòng Marketing tiến hành hoạt động có hiệu quả.

4.3.2.5.4- Tác dụng từ giải pháp mang lại

- Nhà máy sẽ sản xuất và kinh doanh những loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường theo từng giai đoạn.

- Khách hàng tiềm năng sẽ có đầy đủ thông tin về sản phẩm của nhà máy từ đó họ sẽ đi đến quyết định mua phục vụ cho nhu cầu cá nhân họ.

- Việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ của Nhà máy được thông suốt, tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận cho Nhà máy.

- Thị phần của Nhà máy được mở rộng, làm tăng năng lực cạnh tranh, ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển trong tương lai.

- Nhà máy nhôm là một đơn vị có vị trí rất quan trọng trực thuộc Công ty, nếu Nhà máy hoạt động hiệu quả góp phần tích cực trong việc làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w