- Trung cấp (gồm TC kỹ thuật) 119 21,6 145 24,2 155 27,4 26 121,8 10 106
5 Các chỉ tiêu hiệu quả
5.1Tỷ trọng phí % 92,520 91,570 92,550 -0,950 0,980
5.2Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 0,545 0,670 0,723 0,125 0,053
5.3Tỷ suất lợi nhuận/chi phí % 0,589 0,731 0,782 0,142 0,051
5.4Tỷ suất lợi nhuận/VKD % 0,560 0,714 0,816 0,154 0,102
5.5Tỷ suất lợi nhuận/VCSH % 6,299 6,854 7,554 0,555 0,70
Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty
Tiếp tục quan sát số liệu Bảng 3.5, nhận thấy rằng tốc độ tăng lợi nhuận ròng có xu hướng giảm xuống: năm 2004 là 29,08% nhưng bước sang năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn 17,86%. Sở dĩ, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2005 giảm so với 2004 là 11,22% là do: tốc độ tăng của doanh thu năm 2005 chỉ là 9,12% nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí (10,28%). Hay nói cách khác, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu, khiến cho tốc độ tăng lợi nhuận giảm xuống.
Thực tế diễn ra điều này đối với Công ty một phần là do trong năm 2005 giá mua một số nguyên nhiên vật liệu tăng lên, như giá xăng dầu tăng mạnh, tỷ giá hối đoái biến động, giá vàng tăng.... Mặt khác, do một số máy móc thiết bị đã cũ nên tiêu hao nhiều nhiên liệu, một số máy móc mới đưa vào khai thác và được áp dụng biện pháp khấu hao nhanh nên đã dẫn đến tình trạng này. Đây là vấn đề mà Công ty cần phải xem xét trong dài hạn và phải có những biện pháp giảm thiểu chi phí thích hợp.
3.2.2.2- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Theo số liệu Bảng 3.5, trong ba năm trở lại đây cho thấy chỉ tiêu này có xu thế tăng lên. Năm 2003 một nghìn đồng doanh thu tạo ra được 5,45 đồng lợi nhuận, năm 2004 một nghìn đồng doanh thu tạo ra được 6,7 đồng lợi nhuận, bước vào năm 2005 một nghìn đồng doanh thu tạo ra được 7,23 đồng lợi nhuận. Đây là một triển vọng của Công ty trong tương lai, nhưng khả năng tạo lợi nhuận trên một đồng doanh thu qua ba năm qua là quá khiêm tốn. Hay nói một cách khác, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Công ty qua những năm qua là quá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là vấn đề mà Công ty cần phấn đấu rất nhiều trong thời gian tới.
3.2.2.3- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí.
Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí theo số liệu tính toán ở Bảng 3.5 cũng chỉ ra nó có xu hướng tăng lên tương tự như chỉ tiêu lợi nhuận theo doanh thu, điều này biểu hiện khả năng sinh lợi của chi phí SXKD, chỉ tiêu này tăng dần
từ năm 2003 đến năm 2005, năm 2003 cứ một nghìn đồng chi phí tạo ra 5,89 đồng lợi nhuận, năm 2004 một nghìn đồng chi phí tạo ra 7,31 đồng lợi nhuận, năm 2005 một nghìn đồng chi phí tạo ra 7,82 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách hợp lý mặc dầu với điều kiện khó khăn là tỷ trọng chi phí chiếm tỷ lệ khá cao. Có thể nói đây là một sự nổ lực đáng kể đến của Công ty.
3.2.2.4- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh.
Số liệu ở Bảng 3.5 cho biết tỷ suất này ngày càng có xu hướng tăng dần tương tự chỉ tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và theo chi phí. Năm 2003 một nghìn đồng vốn Công ty bỏ vào SXKD tạo được 5,6 đồng lợi nhuận; năm 2004 một nghìn đồng vốn Công ty bỏ vào SXKD doanh tạo được 7,14 đồng lợi nhuận; năm 2005 một nghìn đồng vốn Công ty bỏ vào SXKD tạo được 8,16 đồng lợi nhuận. Như vậy, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2003 đến 2005 Công ty sử dụng 1.000 đồng vốn cho SXKD sẽ sáng tạo ra chỉ được xấp xỉ gần 7 đồng (6,96 đồng) lợi nhuận. Điều này chứng tỏ trong những năm qua việc sử dụng vốn của Công ty mang lại hiệu quả chưa cao. Nếu đem so sánh tỷ suất này với lãi cho vay hay cổ tức khi tham gia vào thị trường chứng khoán tại cùng thời điểm đó thì nó còn thấp hơn nhiều.
3.2.2.5- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu.
Trong khi tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, theo chi phí và theo vốn kinh doanh là ở mức quá thấp thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn xấp xỉ 10 lần và nó có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ Công ty đã chủ động được nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn này đã đem lại hiệu quả SXKD. Cụ thể là năm 2003 cứ 1.000 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào SXKD sẽ tạo ra được 63 đồng lợi nhuận; năm 2004 cứ 1.000 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào SXKD sẽ tạo ra được 69 đồng lợi nhuận; năm 2005 cứ 1.000 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào SXKD sẽ tạo ra được 76 đồng lợi nhuận.
Mặc dầu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có cao hơn các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nói trên, nhưng nhìn chung thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn đang còn ở mức thấp, bình quân đạt 6,9%/năm, thấp hơn cả lãi suất vốn vay. Đó cũng là một trong những vấn đề đặt ra cho Công ty xem xét để có thể chủ động hơn trong việc huy động vốn kinh doanh khi cần thiết, đồng thời có tính đến cơ hội đầu tư nhằm đưa ra quyết định tối ưu.
3.2.3- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các yếu tố sản xuất
3.2.3.1- Đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn
3.2.3.1.1- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Căn cứ vào bảng 3.6 cho biết tình hình về một số vấn đề cơ bản sau đây: - Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên qua các năm, tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng mỗi năm trong giai đoạn 2003-2005 là 2,231%. Tuy nhiên, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là quá thấp, bình quân chỉ tiêu này trong giai đoạn đang xét là 1,075 lần, có nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ vào SXKD trong kỳ chỉ tạo ra được 1,075 đồng doanh thu, điều này cho thấy việc sử dụng vốn trong những năm trở lại đây chưa đạt hiệu quả. Phân tích qua các năm cho thấy chỉ tiêu này tăng và tốc độ tăng có xu hướng tăng lên, thể hiện năm 2004 tăng 3,8% so với năm 2003 và đến năm 2005 tăng 6,2% so với năm 2004.