Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình đến năm

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 98 - 99)

- Hs sinh li vn kinh doanh có xu hệ ợố ướng t ng lên nh ng không ư

CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUẢNG BÌNH

4.2.2- Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình đến năm

Bình đến năm 2010

4.2.2.1- Định hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, đưa tỉnh Quảng Bình ra khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức trung bình của cả nước. Từ nay đến năm 2010 kinh tế - xã hội của Quảng Bình được phát triển dựa trên các định hướng cơ bản sau [64]:

- Phát triển công nghiệp là hướng trọng tâm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 19 - 20%/năm.

- Phát triển vượt bậc về dịch vụ: giá trị ngành dịch vụ từ 10 - 11%/năm. - Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất tăng hàng năm 4 - 4,5%; năm 2010 đạt sản lượng lương thực 25,5 - 26 vạn tấn.

- Huy động các nguồn lực đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xem đây là khâu đột phá để phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010 và chuẩn bị cho bước tiếp theo.

- Cải thiện mạnh mẽ năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư SXKD của tỉnh. Tích cực tham gia hội nhập quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Khăm Muộn và các tỉnh khác của nước bạn Lào đi vào chiều sâu; triển khai quan hệ hợp tác với các tỉnh Đông - Bắc Thái Lan. Nâng cao hiệu quả tiếp nhận vốn FDI, NGO. Mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, trước hết sang tỉnh Khăm Muộn (Lào).

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên - môi trường. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ.

- Phát triển thị trường lao động, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế phát triển SXKD, tạo thêm việc làm. Tích cực tham gia thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động. Kết hợp chặt chẻ giữa công tác dạy nghề với chương trình giải quyết việc làm.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ.

4.2.2.2- Mục tiêu phát triển chủ yếu

Xuất phát từ các quan điểm định hướng phát triển ở trên, Quảng Bình đã đưa ra mục tiêu phát triển chủ yếu kinh tế - xã hội tỉnh trong giai đoạn 2006- 2010 đó là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10 -11%/năm. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20%/năm; Giá trị khu vực dịch vụ tăng 10 - 11%/năm; Giá trị sản xuất nông, lâm , ngư nghiệp tăng 4 - 4,5%/năm; Sản lượng lương thực đến năm 2010 đạt 25,5 - 26 vạn tấn.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông nghiệp, ngư nghiệp đạt 20 - 21%; Công nghiệp - xậy dựng đạt 39 - 40%; Dịch vụ đạt 39 - 40%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 14 - 15%/năm.

- Thu ngân sách trên địa bàn bình quân tăng 16 - 17%/năm; năm 2010 đạt 1.000 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt: 650 - 700USD. Giải quyết việc làm hàng năm 2,4 - 2,5 vạn lao động/năm.

- Đến năm 2010 các cơ sở sản xuất mới phải áp dụng công nghệ sạch, giảm ô nhiễm, xử lý chất thải và trên 80% cơ sở đạt tiêu chuẩn về môi trường.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w