Ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 90 - 92)

- Hs sinh li vn kinh doanh có xu hệ ợố ướng t ng lên nh ng không ư

3. Theo tuổi nghề

3.3.4- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, chi phí càng cao thì lợi nhuận càng giảm và ngược lại, nghĩa là giữa chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ nghịch.

Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và các chi phí khác. Chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty.

Theo số liệu ở Bảng 3.13 cho thấy rằng tỷ lệ chi phí so với doanh thu trong ba năm từ 2003 đến 2005 có xu hướng tăng, giảm thất thường. Năm 2003 tỷ trọng chi phí chiếm trong doanh thu là 92,52% sang năm 2004 tỷ trọng này giảm xuống và bằng 91,57% nhưng đến năm 2005 tỷ trọng này lại tăng lên và đạt 92,54%.

Bảng 3.13: Quan hệ giữa chi phí với doanh thu và lợi nhuận của Công ty

Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Giá trị (tr.đ ồng) T.trọng (%) Giá trị (tr.đ ồng) T.trọng (%) Giá trị (tr.đ ồng) T.trọng (%) 1. Tổng doanh thu 316.834 100,0 0 332.728 100,0 0 363.060 100,0 0 2. Chi phí sản xuất (chưa gồm thuế) 293.142 92,52 304.679 91,57 335.997 92,54 2.1.Chi phí NVL 275.436 93,96 283.108 92,92 309.957 92,25 2.2. Chi phí NC 7.387 2,52 8.439 2,77 10.920 3,25 2.3.Chi phí bán hàng 3.840 1,31 4.509 1,48 4.636 1,38 2.4.Chi phí quản lý 6.478 2,21 8.622 2,83 10.349 3,08 2.5.Chi phí khác - - 31 0,01 134 0,04

3.Lợi nhuận trước thuế 12.990 4,10 14.340 4,31 11.400 3,14

Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty

Đối với Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình hoạt động đa lĩnh vực thì ắt sẽ có một số khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn như: chi phí nguyên vật liệu năm 2003 chiếm 93,96%; năm 2004 chiếm 92,92% và năm

2005 chiếm 92,25% trong tổng chi phí. Do đó việc tăng cường quản lý sử dụng khoản mục chi phí này là vấn đề hết sức quan trọng nhằm vừa đảm bảo cho quá trình hoạt động diễn ra liên tục, bình thường vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất. Cơ cấu các khoản mục chi phí được thể hiện ở Hình 3.4 sau đây:

- Chi phí nguyên vật liệu: Trong sản phẩm nhôm thanh định hình của

Nhà máy nhôm ASIA VINA, phôi nhôm là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, là bộ phận trực tiếp tạo nên thực thể của sản phẩm nhôm thanh định hình.

Hình 3.2: Biểu đồ về tỷ trọng các khoản mục chi phí năm 2005.

Theo số liệu ở Bảng 3.13 cho thấy tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong chi phí sản xuất của Công ty rất cao (chiếm hơn 92%) và có xu hướng tăng giảm không đáng kể: năm 2003 chi phí nguyên vật liệu chiếm 93,96% so với chi phí sản xuất, năm 2004 chiếm 92,92% so với chi phí sản xuất, năm 2005 chiếm 92,25% so với chi phí sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện chỉ số giá của nền kinh tế trong những năm qua tăng rất mạnh, cùng với các biến cố

khác của nền kinh tế toàn cầu như: dịch cúm gia cầm lan truyền trên diện rộng, giá xăng dầu liên tục leo thăng, giá vàng diễn biến phức tạp,... Trong bối cảnh đó chi phí nguyên vật liệu của Công ty có biến động ít và xu hướng ổn định thì đây là một điều đáng phẩn khởi, cần được phát huy trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty mình.

- Chi phí quản lý: Trong những năm qua tỷ trọng của chi phí quản lý

chiếm trong tổng chi phí sản xuất tăng dần: năm 2003 chiếm 2,21%, năm 2004 chiếm 2,83% và năm 2005 tiếp tục tăng lên và chiếm 3,08% trong tổng chi phí. Lý do khoản chi phí này tăng là do tình hình thị trường trong nước và thị trường quốc tế có những biến động đáng kể vì thế Ban Lãnh đạo Công ty đã phải tốn nhiều thời gian và chi phí để học hỏi kinh nghiệm, giao dịch đối ngoại, chi phí trợ giúp tư vấn và tìm đối tác mới kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường việc phát sinh những khoản chi phí này là tất yếu và cần thiết nhằm tạo thế ổn định cho các năm tiếp theo.

Qua việc phân tích ở trên cho thấy, Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí mà đặc biệt là khoản mục chi phí nguyên vật liệu và chi phí quản lý, bởi hai khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn và thượng chịu tác động của yếu tố môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w