- Hs sinh li vn kinh doanh có xu hệ ợố ướng t ng lên nh ng không ư
CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUẢNG BÌNH
4.3.2.2- Tăng cường công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động hàng năm cho Nhà máy nhôm ASIA VINA
4.3.2.2.1- Cơ sở đề xuất giải pháp
Xuất phát từ việc nghiên cứu và qua việc khảo sát tại Nhà máy nhôm, tác giả xin đưa ra giải pháp này dựa trên hai căn cứ quan trọng sau đây:
- Về mặt khoa học: Muốn sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định phải có một lượng vốn lưu động tương ứng để dự trữ những TSLĐ cần thiết cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Nếu lượng vốn lưu động quá ít thì dự
trữ vật tư ở mức thấp không đủ cho sản xuất dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất, ngược lại sẽ dư thừa vật tư, ứ động và lãng phí vốn [34]. Từ đó, cần dự tính số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu nhằm đầu tư đáp ứng hoạt động bình thường tránh tình trạng thiếu, hoặc thừa gây khó khăn cho sản xuất.
- Về mặt thực tế tại Công ty: Từ khi bước vào hoạt động từ đầu năm 2001 đến nay, Nhà máy nhôm chưa thực hiện đầ đủ về công tác lập kế hoạch vốn lưu động, chủ yếu sản xuất theo số lượng kế hoạch của Công ty yêu cầu. Mặt khác, vốn lưu động của Nhà máy chiếm tỷ trọng lớn, được mua về nhập kho, khi sản xuất làm thủ tục xuất kho đưa vào sử dụng. Xuất phát từ tình hình dự trữ và sử dụng vốn lưu động thiếu cơ sở tính toán một cách khoa học, dẫn đến có những lúc lượng vốn lưu động dự trữ quá lớn so với mức cần thiết, có những lúc lại thiếu hụt làm cho quá trình sản xuất gặp phải khó khăn.
4.3.2.2.2- Nội dung giải pháp
Quá trình sản xuất của Nhà máy trải qua 07 công đoạn tương ứng với công việc của 3 phân xưởng chính: Phân xưởng Đùn ép, Phân xưởng Anod, Phân xưởng Đóng gói. Quy trình sản xuất nhôm thanh định hình tại Nhà máy cụ thể như sau [3]:
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của Nhà máy nhôm
Trong đó, Phân xưởng Đùn ép có chức năng thực hiện 3 công đoạn đầu: cắt phôi, nung ủ phôi, tạo hình. Phân xưởng Anod có chức năng thực hiện 2 công đoạn 4 và 5: xử lý độ cứng, xử lý bề mặt. Phân xưởng Đóng gói có chức năng thực hiện 2 công đoạn cuối: bao gói và nhập kho.
Nội dung của giải pháp đưa ra là xác định nhu cầu vốn lưu động cho Nhà máy bằng phương pháp trực tiếp. Theo đó, việc xác định nhu cầu vốn này là xác định vốn lưu động qua 3 khâu sau đây:
Cắt phôi Nung ủ phôi Tạo hình Xử lý độ cứng Xử lý bề mặt Bao gói Nhập kho
a- Xác định nhu cầu VLĐ khâu dự trữ sản xuất: bao gồm xác định nhu cầu vốn
nguyên vật liệu chính; nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và vật liệu phụ, phụ tùng khác.
- Xác định nhu cầu đối với nhôm phôi (nguyên vật liệu chính) theo công thức xác định như sau:
VNP = Fn x NNP
Trong đó: VNP là nhu cầu về nhôm phôi; Fn là phí tổn tiêu hao bình quân mỗi ngày; NNP là số ngày định mức dự trữ đối với nhôm phôi.
Tổng phí tổn tiêu hao về nhôm phôi trong năm SX FN =
Số ngày năm SX (360 ngày)
Số ngày định mức dự trữ nhôm phôi (NNP) là số ngày kể từ lúc Nhà máy bỏ tiền ra mua nhôm phôi cho đến lúc đưa nó vào sử dụng, bao gồm năm loại ngày sau: số ngày hàng đi trên đường; số ngày kiểm nhận; số ngày cung cấp cách nhau; số ngày chuẩn bị xuất dùng (đối với nhôm loại ngày này là không có); số ngày bảo hiểm.
- Xác định nhu cầu vốn vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, bao bì vật đóng gói thực hiện theo định mức đã quy định.
b- Xác định nhu cầu VLĐ khâu sản xuất:
Xác định nhu cầu vốn sản phẩm nhôm thanh định hình đang chế tạo: đó là số vốn cần thiết chiếm dụng trong khâu sản xuất, kể từ khi đưa phôi nhôm vào sử dụng cho đến khi có được sản phẩm nhôm thanh định hình. Việc xác định vốn này theo công thức sau đây:
VNĐC = Pn x CK x HS
Trong đó: VNĐC là nhu cầu vốn về nhôm thanh định hình đang chế tạo; Pn là phí tồn sản xuất bình quân mỗi ngày; CK là chu kỳ sản xuất của nhôm thanh định hình; HS là hệ số sản phẩm đang chế tạo.
Tổng sản lượng trong năm SX x
Giá thành đơn vị mỗi loại SP Pn =
Số ngày SX trong năm (360 ngày)
Chu kỳ sản xuất của nhôm thanh định hình là 03 ngày.
Hệ số sản phẩm đang chế tạo đối với sản phẩm nhôm thanh định hình có quy trình sản xuất rất phức tạp, bởi vì phải qua 7 khâu. Do đó nó sử dụng công thức sau đây để xác định:
ZC C C Z H H K i Ki i Si S × × × = ∑ = 7
1 với i là công đoạn thứ i HSi là hệ số sản phẩm đang chế tạo của công đoạn thứ i. Zi là giá thành sản xuất ở công đoạn thứ i.
CKi là chu kỳ sản xuất sản phẩm ở công đoạn thứ i.
c- Xác định nhu cầu vốn Nhôm thành phẩm(VNTP): là số vốn nhôm định hình
cần thiết chiếm dụng kể từ khi sản phẩm nhôm được chế tạo xong nhập kho cho đến lúc xuất kho cho đơn vị mua hàng và thu được tiền bán hàng. Nhu cầu vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào hai nhân tố:
Một là, giá thành sản xuất sản phẩm bình quân mỗi ngày, hiệu ZN.
Hai là, số ngày luân chuyển thành phẩm, kí hiệu NTP. Công thức xác định:
VNTP = ZN x NTP
Để xác định Zn phải sử dụng công thức sau đây: Số lượng sản
phẩm sản xuất x Giá thành đơn vị mỗi loại SP Zn =
Số ngày SX trong năm (360 ngày)
Sau khi xác định được vốn lưu động ở ba khâu trên, tiến hành tổng hợp lại, sẽ được nhu cầu vốn lưu động cho Nhà máy trong năm kế hoạch.
Lưu ý rằng, hiện tại Nhà máy sản xuất nhiều loại sản phẩm (147 loại), do vậy phải tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng loại sau đó tổng hợp lại sẽ có nhu cầu vốn lưu động cả năm cho toàn bộ Nhà máy.
4.3.2.2.3- Những yêu cầu khi thực hiện giải pháp
Khi xác định nhu cầu vốn lưu động cho Nhà máy nhôm cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Giải pháp này thực hiện dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong năm; sản lượng và số lượng tiêu thụ; danh mục mặt hàng (hiện Nhà máy có 147 mặt hàng về nhôm thanh định hình); dự toán chi phí sản xuất; kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật; biện pháp tổ chức kỹ thuật sản xuất; độ dài chu kỳ sản xuất.
- Phải xuất phát từ quá trình sản xuất nhôm, đảm bảo nhu cầu vốn cho sản xuất một cách hợp lý. Bởi vì đối với sản phẩm nhôm thanh định hình là loại sản phẩm cung cấp chủ yếu cho ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng, do đó khi ngành XDCB tăng trưởng mạnh thì nhu cầu về sản phẩm này cũng tăng cao và ngược lại. Vì vậy, việc xác định nhu cầu vốn lưu động đối với Nhà máy phải xuất phát từ nhu cầu thực tế trong từng năm, từng giai đoạn đối với loại sản phẩm này.
- Tìm mọi cách để giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng nhằm tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn: Trong quá trình xác định nhu cầu vốn lưu động cần phải phân tích tình hình thực tế về cung cấp, phân phối và tiêu thụ, phát hiện những vấn đề tồn tại để xử lý kịp thời các khoản dự trữ vật liệu, kết hợp với các biện pháp cải tiến quản lý nhằm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cũng cố và mở rộng quan hệ hợp tác để rút ngắn thời gian cung cấp, hoàn thiện công tác kinh doanh trên cơ sở áp dụng các phương tiện bốc xếp hiện đại nhằm rút ngắn thời gian kiểm nhận và vận chuyển vật liệu để nâng hiệu quả sử dụng đồng vốn.
- Đảm bảo cân đối với các bộ phận kế hoạch trong Nhà máy: Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành vốn kinh doanh của Nhà máy. Yêu cầu đặt ra là phải xác định được nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết của những kế hoạch về sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, giá thành, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó tổ chức huy động đủ vốn đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch nói trên, đồng thời Nhà máy cần đề ra yêu cầu sử dụng tiết kiệm vốn trước khi tổng hợp nhu cầu vốn của các kế hoạch này.
- Khi xác định nhu cầu vốn lưu động cho Nhà máy cần phải có sự tham gia của phân xưởng Đùn ép, phân xưởng Anod, phân xưởng Đóng gói, Phòng kinh doanh, Phòng vật tư, Phòng kỹ thuật, Phòng kế toán của Nhà máy nhằm thu thập ý kiến đóng góp của các bộ phận này, nếu không, nhu cầu vốn lưu động được xác định sẽ thiếu cơ sở thực tế và kém chính xác. Bởi vốn lưu động tồn tại trong phạm vi rộng, suốt chu kỳ kinh doanh, có liên quan đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
4.3.2.2.4- Tác dụng từ giải pháp mang lại
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm cho Nhà máy nhôm được thực hiện, nó sẽ có ba tác dụng lớn sau:
Thứ nhất, đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra thường xuyên, liên
tục đồng thời tránh được ứ đọng và lãng phí vốn.
Thứ hai, nó là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng
kịp thời nhu cầu vốn lưu động cho Công ty mà cụ thể ở đây là cho Nhà máy nhôm.
Thứ ba, để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả vốn lưu động, đồng thời
nó còn là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn lưu động trong nội bộ Công ty.
Như vậy, việc lập kế hoạch vốn lưu động tại Nhà máy nhôm là một biện pháp hữu hiệu để một mặt nâng cao năng lực sản xuất, chủ động được nguồn
vốn, đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất một cách hợp lý. Trên cơ sở đó sẽ hạ được giá thành sản phẩm, tạo thêm được lợi thế trong cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy nói riêng và của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình nói chung.