Về đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 58 - 61)

- Trung cấp (gồm TC kỹ thuật) 119 21,6 145 24,2 155 27,4 26 121,8 10 106

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

3.1.2- Về đối thủ cạnh tranh

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất nhôm thanh định hình, đồng thời kinh doanh thương mại tổng hợp và cung ứng dịch vụ, do vậy có thể phân chia đối thủ cạnh tranh của Công ty ra làm hai loại: Đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm nhôm thanh định hình và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại.

a- Đối thủ cạnh tranh về sản phẩm của Nhà máy nhôm

Là những đối thủ trực tiếp mà Công ty phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng theo Luật doanh nghiệp như hiện nay.

Tuy số lượng các cơ sở sản xuất sản phẩm nhôm định hình trong nước chưa nhiều, có khoảng trên 11 nhà máy, nhứng tính chất cạnh tranh trong những năm gần đây ngày càng trở nên gay gắt. Ngoài ra, số lượng nhôm định hình nhập khẩu cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.

Đối thủ thứ nhất là các nhà sản xuất của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam, sản phẩm có đặc điểm là độ dày nhỏ hơn của sản phẩm Công ty, giá bán rẻ hơn, nó phù hợp với những người thích giá rẻ họ thường chọn mua sản phẩm nhôm định hình của Trung Quốc. Tuy nhiên, do độ bền cơ học kém nên đối với những công trình nhà cao tầng, khách hàng không muốn dùng sản phẩm của Trung Quốc.

Nhóm sản phẩm cạnh tranh thứ hai là những nhà sản xuất của các nước Úc, Hàn Quốc, Pháp, Nhật, Thái Lan,... Sản phẩm nhập từ các nước này có chất lượng tốt, nhưng giá lại cao. Đa số các công trình liên doanh hoặc công trình có vốn đầu tư nước ngoài, các chủ đầu tư thường dùng sản phẩm của họ, do đó, tuy giá cao nhưng các sản phẩm này vẫn có mặt trên thị trường Việt Nam.

Nhóm đối thủ thứ ba là các Nhà máy sản xuất tại Việt Nam, mỗi Nhà máy đều có thế mạnh riêng: về chất lượng, về giá cả, về phân phối và xúc tiến. Theo phụ lục danh sách cá Nhà máy nhôm ở Việt Nam, cho thấy đặc điểm nổi bật của nhóm đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với Nhà máy nhôm ASIA VINA đó là:

Phân chia mức độ theo chất lượng và giá cả các đối thủ của Nhà máy nhôm[3]

Đặc điểm Phân chia mức độ

Cao Khá cao Trung bình Hơi thấp Thấp

Chất lượng A, B C, D, E F, G, H, I J, K L, M

Giá cả A B D,G,C,E,H,I,F J,K L, M

Nhà máy nhôm Đông Anh mới hoạt động từ cuối năm 2004, có công nghệ hiện đại, quy mô lớn và chất lượng cao, nhưng đang trong thời kỳ giới thiệu sản phẩm nên đặt giá ở mức trung bình. Các Nhà máy nhôm Sông Hồng và COSEVCO chủ trương chất lượng thấp để phục vụ khách hàng cần giá rẻ, tuy nhiên không cạnh tranh được với nhôm định hình Trung Quốc, hiện nay họ đang cắt giảm sản lượng và rút khỏi ngành [3].

Các đối thủ tham gia thị trường mục tiêu

Đối thủ tham gia Thị trường mục tiêu

A,B,E,H,J Tp HCM, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ A Nam Trung Bộ, Tây Nguyên

Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh về sản phẩm nhôm của các doanh nghiệp trong ngành nhôm định hình, trong đó có các yếu tố chính là: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất trong nước khá lớn; Mức tăng trưởng thị trường sản phẩm nhôm định hình khá lớn; Sự khác biệt sản phẩm của các nhà máy là không lớn.

b- Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng theo pháp luật, nên việc thành lập doanh nghiệp mới là dễ dàng. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là rất lớn.

Theo số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh tuy có quy mô không lớn nhưng lại có chiến lược kinh doanh năng động, linh hoạt. Số lượng doanh nghiệp hoạt động cùng ngành thương mại - dịch vụ với Công ty là 270 đơn vị, bao gồm: số đơn vị thuộc ngành vận tải là 10 chỉ chiếm 3,7% tổng số; thuộc ngành kinh doanh thương mại là 175 đơn vị, chiếm 64,82% trong tổng số; thuộc ngành kinh doanh du lịch 85 đơn vị, chiếm 31,48% trong tổng số.

Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2005

TT Doanh nghiệp trong

các ngành

Số

l

Tỷ trọng

Các chỉ tiêu cơ bản bình quân(triệu đồng)

Lao động (người) Vốn điề u lệ Doanh thu Lợi n h uâ n Quỹ lư ơ n g Tổng số 270 100,00 30,66 2.166,46 31.541,5 837,2 405,8 1 Ngành vận tải 10 3,70 9,8 1.400 3.993 105,4 127,0 2 Ngành KD thương nghiệp 175 64,82 33,1 2.703 46.425 1.218,0 442,0 3 Ngành KD dịch vụ 85 31,48 28,1 1.152 4.140 139,3 364,0

Hơn nữa, quy mô bình quân của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ở mức độ nhỏ và vừa, cụ thể: Vốn điều lệ bình quân 2.166,46 triệu đồng; Số lượng lao động sử dụng bình quân xấp xỉ 31 người; Kết quả kinh doanh hàng năm doanh thu bình quân đạt 31.541,5 triệu đồng, lợi nhuận đạt 837,2 triệu đồng. Qua đây cho thấy, ưu thế của những đối thủ này là “đánh nhanh, thắng nhanh, chuyển hướng nhanh” dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình biến động của thị trường. Điều đó chứng tỏ mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh này là rất phức tạp.

Tuy vậy, Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình là doanh nghiệp hạng 1, có quy mô SXKD lớn nên vẫn có nhiều thuận lợi trong hoạt động SXKD của mình.

Qua việc phân tích đặc điểm về đối thủ cạnh tranh cho thấy một trong những nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ tới hiệu quả SXKD của Công ty là sức ép của các đối thủ cùng ngành, bao gồm: Các đối thủ sản xuất nhôm định hình có quy mô lớn, có tiềm lực về vốn, thiết bị công nghệ; Các đối thủ hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ lại chiếm ưu thế “năng động, linh hoạt” trước sự biến động của thị trường.

Trước tình hình đó, để chiếm lĩnh được thị phần ngày càng lớn buộc Công ty tích cực hiện đại hoá cơ sở VCKT và công nghệ, tăng cường đào tạo công nhân có trình độ tay nghề cao. Nhưng cũng chính điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao, lợi nhuận hoạt động giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của Công ty. Có thể nói, đây là một trở ngại lớn đối với Công ty Công nghiệp – Thương mại Quảng Bình trong thời gian qua cũng như hiện nay, đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp cho thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w