Tăng cường đảm bảo an ninh tài chính cho Công ty, quản lý tài chính tốt tại các đơn vị

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 115 - 119)

- Hs sinh li vn kinh doanh có xu hệ ợố ướng t ng lên nh ng không ư

CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUẢNG BÌNH

4.3.2.4- Tăng cường đảm bảo an ninh tài chính cho Công ty, quản lý tài chính tốt tại các đơn vị

chính tốt tại các đơn vị

4.3.2.4.1- Cơ sở đề xuất giải pháp

Cơ sở khoa học

An ninh tài chính doanh nghiệp theo nghĩa chung nhất là khả năng tự đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp trước những ảnh hưởng bất lợi của các rủi ro trong kinh doanh [42].

Như vậy, an ninh tài chính được hiểu đó chính là khả năng tự cân đối và đáp ứng được các nhu cầu tài chính của doanh nghiệp trong quá trình phát triển mặc dù có các ảnh hưởng ngoài mong đợi do các rủi ro mang lại.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, cụ thể như: Rủi ro kinh tế như: rủi ro do giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái...; Rủi ro thị trường; Rủi ro kỹ thuật- công nghệ; Rủi ro tự nhiên như: rủi ro do môi trường tự nhiên, thiên tai...; Rủi ro pháp luật; Rủi ro chính trị...

Các loại rủi ro trên đây tác động tới an ninh tài chính của các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình nói riêng từ các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến an ninh tài chính sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự bảo vệ hay “sức đề kháng” của mỗi doanh nghiệp nói chung và của Công ty nói riêng.

Có thể khái khái quát 3 trạng thái có thể xảy ra sau đây:

(1) Khi mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh lớn hơn khả năng “sức đề kháng” của doanh nghiệp  doanh nghiệp không đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp.

(2) Khi mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh bằng khả năng “sức đề kháng” của doanh nghiệp  an ninh tài chính doanh nghiệp không bền vững.

(3) Khi mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh nhỏ hơn khả năng

sức đề kháng của doanh nghiệp  doanh nghiệp đảm bảo an ninh tài chính.

Cơ sở thực tiễn

Hoạt động SXKD của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình đã và đang bị rủi ro đe doạ từ nhiều phía, cụ thể:

Từ phía thị trường: các sản phẩm của Công ty kinh doanh đều phụ thuộc rất lớn bởi giá cả của các yếu tố đầu vào.

Lãi suất thường biến động do các chính sách kinh tế vĩ mô quy định, vả lại lượng vốn của Công ty chủ yếu được tài trợ từ nguồn vốn vay của các ngân hàng.

Công ty tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm với lượng giá trị lớn, song những năm gần đây tỷ giá hối đoái cũng thường xuyên thay đổi thất thường...

Hoạt động xuất, nhập khẩu với các công ty Lào phải vận tải qua đường 12A, dễ gặp rủi ro tự nhiên.

Khả năng thanh toán của Công ty ở mức rất thấp, đang nằm ở mức an ninh tài chính không bền vững.

Với những sự đe doạ của các rủi ro có thể xảy ra ở trên, vậy nên không thể không tính đến an ninh tài chính cho Công ty.

4.3.2.4.2- Nội dung giải pháp

Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính doanh nghiệp:

Trong các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty nói riêng, khả năng đảm bảo an ninh tài chính được biểu hiện tập trung ở khả năng thanh toán các khoản nợ, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn song tổng giá trị tài sản vẫn lớn hơn tổng số nợ là dấu hiệu sớm của sự mất khả năng an ninh tài chính, lúc đó Công ty đang ở trạng thái suy thoái.

Khi Công ty hoàn toàn mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tổng số nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản của Công ty thì an ninh tài chính không còn được đảm bảo, doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Sự giảm sút hoặc mất khả năng thanh toán của Công ty là tiêu thức cơ bản, là biểu hiện trọng tâm đánh giá tình hình an ninh tài chính của Công ty.

Tuy nhiên, để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của các rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo an ninh tài chính. Đó chính là hệ thống các chỉ tiêu tài chính đặc trưng đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty, nó bao gồm:

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính Công ty: hệ số nợ; hệ số vốn chủ sở hữu. Khi Công ty kinh doanh kém hiệu quả, hệ số nợ càng cao thì khả năng tiềm ẩn rủi ro cơ cấu tài chính càng lớn.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong kinh doanh, thông thường tối thiểu một đồng vốn vay nợ thì phải có một đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo.

- Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ như: hệ số phản ánh khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Các hệ số này càng cao thì mức độ an ninh tài chính càng lớn, nhưng tối thiểu các hệ số này phải bằng 1.

- Các hệ số phản ánh khả năng khai thác, sử dụng các nguồn lực của Công ty: số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu suất toàn bộ vốn kinh doanh. Nếu hệ số khai thác nguồn lực càng cao thì hiệu quả càng lớn và an ninh tài chính của Công ty càng được đảm bảo, nhưng tối thiểu phải bằng mức bình quân của ngành.

- Các hệ số sinh lời: tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh tỷ luất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận giá thành. Doanh nghiệp kinh doanh càng có hiệu quả thì an nình tài chính càng được cải thiện và tốt hơn. Chỉ tiêu này tối thiểu phải đạt được ở mức trung bình ngành.

Qua các chỉ tiêu trên Công ty có thể đánh giá và dự báo tình hình của đơn vị mình, từ đó có các biện pháp chủ động phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an ninh tài chính. Hiện nay các chỉ tiêu trên, Công ty đều đạt ở mức rất thấp, thậm chi là không đạt.

4.3.2.4.3- Những yêu cầu khi thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp này thành công và có tác dụng thì Công ty cần đạt những yêu cầu sau đây:

- Công ty phải chú trọng công tác quản lý tài chính nội bộ.

- Tính toán đầy đủ, chính xác và khách quan các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính; các hệ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ; các hệ số phản ánh khả năng khai thác, sử dụng các nguồn lực của Công ty; các hệ số sinh lời. Trên cơ sở đó đối chiếu giá trị các chỉ tiêu này so với mức độ cảnh báo mà ngành, Nhà nước hoặc các doanh nghiệp tiên tiến của khu vực, quốc tế đưa ra.

- Chuẩn bị một đội ngủ làm tốt công tác tài chính - kế toán đủ năng lực để phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty, đặc biệt đội ngũ ngày phải thông thạo nghiệp vụ về tài chính doanh nghiệp hiện đại.

- Lãnh đạo Công ty biết tôn trọng ý kiến đề xuất của bộ phận làm công tác phân tích và dự báo tài chính từ đó có ý kiến chỉ đạo, ra quyết định một cách phù hợp với tình tài chính của đơn vị mình.

4.3.2.4.4- Tác dụng từ giải pháp mang lại

- Có những quyết định điều chỉnh về cơ cấu tài chính của Công ty nhằm giải quyết nguy cơ tiểm ẩn rủi ro cơ cấu tài chính như hiện nay.

- Thông qua việc thực hiện giải pháp Công ty sẽ đánh giá và dự báo tình hình tài chính của mình trong thời gian tới, có các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị.

- Tình hình tài chính của Công ty được công khai, minh bạch theo các quy định của luật pháp. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty kinh doanh có hiệu quả.

- Tăng sự ổn định cũng như năng lực tài chính giúp Công ty mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần, từ đó nâng cao sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w