Vai trò của nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 64 - 66)

Trong thời gian qua Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là đã nhìn nhận và đánh giá tầm quan trọng của tầng lớp doanh nhân trong khu vực dân doanh. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mạnh cả về lượng và chất: năm 2008 có hơn 50.000 doanh nghiệp đăng ký (chiếm hơn 27% về số lượng và hơn 28% số vốn), trung bình một ngày có 180 doanh nghiệp ra đời…Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và sự khó khăn của nền

kinh tế trong nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải chịu nhiều tác động khiến cho hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, nhà nước đã tạo điều kiện và đưa ra một số chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn cho khối doanh nghiệp này.

Nhận rõ tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ thúc đẩy khu vực này phát triển. Gần đây, ngày 30-6-2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế cho Nghị định số 90/2001/NĐ- CP, ngày 23-11-2001. Nghị định này quy định các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xây dựng các kế hoạch, chương trình và ban hành các quy định liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm các văn bản pháp luật này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực này. Đồng thời Nghị định cũng đưa ra các chính sách trợ giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm trợ giúp: Tài chính; mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; tạo vườn ươm doanh nghiệp. Trong đó có một số điểm quan trọng như: Nhà nước khuyến khích thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục đích bảo lãnh cho doanh nghiệp, HTX vay vốn khi không có đủ tài sản thế chấp; thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục đích tài trợ các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê làm mặt bằng sản xuất. Xây dựng Quỹ phát triển Khoa học công nghệ quốc gia, hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ; hỗ trợ thực hiện đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm

và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác.

Trong bối cảnh khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì sản xuất và công ăn việc làm cho người lao động, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế về chính sách tài chính hỗ trợ cho khu vực này như quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp tín dụng, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, mặt bằng sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, thông tin, phát triển nguồn nhân lực, vuờn ươm doanh nghiệp, thành lập Trung tâm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhở và vừa… Mặc dù vậy, chính sách tài hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nổi lên một số vấn đề chính như chính sách bảo lãnh tín dụng; chính sách hỗ trợ lãi suất và tín dụng ưu đãi trong năm 2009 (4%) và năm 2010 (2%); chính sách ưu đãi thuế; hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 64 - 66)