Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dà

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 72 - 73)

nghĩa lâu dài

Ở nước ta, kể từ khi đổi mới đến nay, trong các văn kiện Đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân. Về nhận thức, chúng ta thừa nhận kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, với lao động của các chủ thể kinh tế và lao động làm thuê, bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Có thể nói, với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà nhân loại đạt được như hiện nay, việc theo đuổi lợi ích thiết

thân của bản thân con người vẫn chưa thể mất đi, do đó, nó đòi hỏi phải hình thành một cơ chế vừa có thể kích thích con người, vừa có thể thực hiện mục tiêu xã hội. Đó chính là cơ chế thị trường cùng với sự tồn tại khách quan của các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó, sở hữu tư nhân và tương ứng với nó là thành phần kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng của sự phát triển. Tính tất yếu tồn tại, cũng như vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế tư nhân là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, thì sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân là tất yếu. Như vậy, sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là tất yếu và lâu dài. Mặt khác, với những đóng góp không nhỏ của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vào mức tăng trưởng kinh tế, vào phát triển các ngành nghề, giải quyết việc làm ... thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được coi là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.

Do vậy, để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế, Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 72 - 73)