Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 40 - 45)

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có vai trò khá quan trọng trong một số ngành sản xuất, cụ thể như: Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước chiếm 61,5%; hoạt động văn hoá và thể thao: 67,4%; tài chính, tín dụng: 72,3%; Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc: 78%; hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng: 83,1%; hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn: 83,5%; công nghiệp khai

chế biến: 86%; giáo dục và đào tạo: 87,5%; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội: 85,7%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng: 93%; hoạt động khoa học và công nghệ: 94,1%. Trong ngành công nghiệp chế biến, số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau có sự biến động khá mạnh, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung chủ yếu vào 7 phân ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến và mỗi phân ngành chiếm tỷ lệ dao động trong khoảng từ 73- 93%. Giá trị sản lượng của 7 phân ngành này chiếm 81% tổng giá trị sản lượng của toàn ngành…[3, tr.13]. Có thể thấy tỷ trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành sản xuất kinh doanh là không nhỏ, chính vì vậy hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng tương đối đến kết quả hoạt động của từng ngành. Trong những năm vừa qua, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều khả quan.

2.1.2.1 Hiệu quả hoạt động tài chính.

So với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong hệ thống doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn rất nhiều. Với hiệu quả sử dụng vốn đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng đáng chú ý về mặt đầu tư và sản xuất kinh doanh. Bảng dưới đây thể hiện một vài chỉ số phát triển của khu vực doanh nghiệp trong giai đoạn 2000-2009.

Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 đơn v: TVND Năm Tổng số vốn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế 2000 113497 33916 203155 2041 2001 161582 51050 273879 3679 2002 237381 72663 364844 5486

2003 337155 102946 485104 7236 2004 495691 147222 644087 8050 2004 495691 147222 644087 8050 2005 698739 196200 860338 10433 2006 983988 298296 1142571 19822 2007 1824125 591188 1679861 46887 2008 2723008 957342 2973456 36566 2009 4197475 1289190 3351404 78385,8 2010 5674200 1645518 4530470 906094

Ngun: Tng cc Thng kê, Doanh nghip Vit Nam 9 năm đầu thế k

21, Nhà xut bn Thng kê, Hà Ni, 2010, Kết qusn xut kinh doanh ca Doanh nghip Vit Nam năm 2007, 2008, 2009 phân theo ngành kinh tế VSIC 2007, Tp 2, NXB Thng kê, Hà Ni, 2011.

Tổng lượng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân đã tăng đáng kể trong thập niên qua. Tổng lượng vốn đầu tư bởi các doanh nghiệp tư nhân vào nền kinh tế đã tăng từ 113.000 tỷ năm 2000 lên 4.197.475 tỷ vào 31/12/2009, tăng lên gấp 37 lần. Hơn nữa, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân có thể đã gia tăng nhanh chóng tài sản cố định và đầu tư dài hạn từ 33.000 tỷ năm 2000 lên 1.289.190 tỷ năm 2009. Cùng với sự gia tăng trong vốn đầu tư, mức lợi nhuận trong kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân cũng tăng lên đáng kể. Doanh thu thuần đã tăng từ 203.000 tỷ năm 2000 lên 3.351.404 tỷ năm 2009. Lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2009 đạt khoảng 78.385 tỷ [3, tr.11].

Bảng 5 : Một số chỉ tiêu hoạt động của DNNVV Việt Nam

Năm Số lao động trung bình/DN (người) Vốn trung bình/DN (tỷ đồng) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn/ lao

động (triệu đồng) Doanh thu thuần trung bình/lao động (triệu đồng) 2000 30 3.0 32.6 195.2

2001 30 4.0 38.4 206 2002 31 4.0 42.6 213.8 2002 31 4.0 42.6 213.8 2003 32 5.0 50.2 236.6 2004 29 6.0 59.5 260.2 2005 28 7.0 65.9 288.8 2006 27 8.0 88.5 339.1 2007 27 12.0 150.3 427.1 2008 24 14.0 204.1 633.9 2009 22 17.6 245 636 2010 22 20.0 270 639

Ngun: Tng cc Thng kê, Doanh nghip Vit Nam 9 năm đầu thế k

21, Nhà xut bn Thng kê, Hà Ni, 2010 Kết qusn xut kinh doanh ca Doanh nghip Vit Nam năm 2007, 2008, 2009 phân theo ngành kinh tế VSIC 2007, Tp 2, NXB Thng kê, Hà Ni, 2011.

Năng lực tài chính được tăng cường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân đã giúp làm gia tăng quy mô trung bình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thập kỷ qua. Trong khi lượng vốn trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ là 3 tỷ đồng vào năm 2000, con số này đã tăng lên tới 17,6 tỷ đồng năm 2009, ước tính trên 20 tỷ đồng năm 2010. Đáng lưu ý, quy mô lao động trung bình mỗi doanh nghiệp đã duy trì xu hướng giảm từ 30 lao động xuống còn 22 lao động mỗi doanh nghiệp từ năm 2000 đến năm 2009. Cũng theo báo cáo của Ban soạn thảo Dự thảo Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015, kết thúc giai đoạn 2006 - 2010, đã có khoảng 370 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập mới, tạo thêm khoảng 2,7 triệu chỗ làm mới. 7% tổng số doanh nghiệp này trực tiếp tham gia xuất khẩu. Quy mô vốn trung bình của một doanh nghiệp tăng gấp gần sáu lần từ năm 2000 đến 2009. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 tăng gấp tám lần so với năm 2000. Doanh thu thuần cũng tăng gấp hơn ba lần so với năm 2000.

2.1.2.2 Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ

Qua số liệu điều tra cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác. Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ.

Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp là rất thấp.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website còn rất thấp.

Đây là một kết quả rất đáng lo ngại vì khả năng tham gia thương mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp còn rất thấp, chưa tương xứng với mong muốn phát triển thương mại điện tử của Chính phủ.

Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.

2.1.2.3 Trình độ lao động và quản lý

Nhìn chung trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ lao động ít được đào tạo cơ bản qua các trường chính thống mà chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là nhóm lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ. Số liệu điều tra cho thấy: 74,8% lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa học hết phổ thông trung học, chỉ có 5,3% lao động trong khu ngoài quốc doanh có trình độ đại học, trong đó tập trung chủ yếu vào các công ty TNHH và công ty cổ phần (hơn 80%). Ngoài ra lao động ít được đào tạo nghề

và nâng cao tay nghề, do đó mà ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, năng suất lao động thấp.

Về chủ doanh nghiệp: Theo số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam [43,tr.31].

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)