- Nhóm giải pháp 6: Cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.3.2 Nhóm giải pháp thuộc về hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.3.2.1 Phát triển các mạng lưới tổ chức tư vấn trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (VINASMEA) được thành lập theo quyết định 44/2005/QĐ-BNV do Bộ trưởng Đỗ Quang Trung ký ngày 27/4/2005. Đây là tổ chức xã hội-nghề nghiệp hoạt động trên phạm vi cả nước và có các Chi hội đại diện tại tất cả các tỉnh, thành phố. Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời nhằm quy tụ, tư vấn, hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi của tất cả các doanh nghiệp, vì sự phát triển chung của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có Chi hội đại diện ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Trong đó hoạt động tiêu biểu có hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng ...
3.3.2.2 Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận vốn, đất đai,mặt bằng, công nghệ ... trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Nhiều cuộc điều tra do Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiến hành cho thấy, khi được hỏi về những khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng họ thiếu vốn và khó khăn về thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đều gặp khó khăn về vốn, mặt bằng, công nghệ... Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ từ hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hỗ trợ về vốn: các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn trong việc huy động tín dụng của ngân hàng chủ yếu do một số rào cản về pháp lý, hiệp hội có thể đứng ra đảm bảo cho các thành viên của hội mình. Hiệp hội cũng có thể hỗ
trợ tạm thời cho các doanh nghiệp khó khăn về vốn thông qua quỹ hỗ trợ của hội...
Hiện nay, các vấn đề đổi mới, cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và uy tín thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thật sự quan tâm đến.Trước thực trạng này, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần sớm có chiến lược hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc đổi mới công nghệ cần gắn bó mật thiết với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm do doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ra. Đổi mới quá trình đề xuất, thẩm định, lựa chọn và đánh giá một đề tài hay dự án đổi mới công nghệ. Công nghệ được hỗ trợ để phát triển hoặc được hỗ trợ để chuyển giao phải có tính đổi mới, phải tạo ra những thay đổi mạnh, có tính cách mạng trong một ngành sản xuất, nền kinh tế của địa phương hoặc cả nước. Tổ chức hợp lý hơn việc cung cấp thông tin công nghệ cho doanh nghiệp và làm thế nào để đông đảo doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin như các cơ sở dữ liệu về khoa học – công nghệ.