Sự hỗ trợ từ hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 66 - 67)

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn, buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tồn tại và phát triển phải gồng mình chống đỡ với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trước tình trạng đó, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của từng doanh nghiệp thì vai trò của Hiệp hội và những hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách của các cơ quan quản lý là những yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp có thể vược qua giai đoạn này.

Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (VINASME) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, tự nguyện thành lập nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các Hội viên. Ngoài ra, VINASME còn giữ vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với cơ quan chức năng trong việc đóng góp ý kiến với các cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách nhà nước, thực hiện hội nhập kinh tế

quốc tế với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới trên quy tắc tôn trọng, bình đằng và cùng có lợi.

Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới hoạt động được 5 năm, khi mới thành lập chỉ có 300 hội viên, đến nay, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tập hợp được tới 20.000 hội viên và là một trong những hiệp hội có số lượng hội viên đông đảo nhất nước, có mạng lưới ở 41 tỉnh thành (nhiều tỉnh hội có hội cấp quận, huyện, xã; chi hội ngành hàng, làng nghề…); 4 chi nhánh ở nước ngoài; một cơ quan ngôn luận là Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, và một Viện nghiên cứu.

Từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tổ chức được nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp. Hiệp hội đã tổ chức được nội dung hoạt động mang 4 lĩnh vực: Giúp doanh nghiệp hiểu biết được môi trường luật lệ yếu tố kinh doanh trong thương trường, thị trường và hội nhập; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mô hình mới thông qua các cuộc trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, triển lãm...; Giúp cho các doanh nghiệp tạo các nghề quản lý kể cả tác nghiệp của người lao động theo sở trường sở đoản trong từng ngành nghề; Thông qua hoạt động của mình, Hiệp hội là cầu nối, là nơi phản ánh phát hiện kiến nghị những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp và là nơi truyền đạt những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Từ việc triển khai và thực hiện 4 lĩnh vực trên, Hiệp hội đã tạo được vị trí mới trong xã hội, trong cộng đồng và khẳng định vai trò đối với cấp lãnh đạo và cấp quản lý và giúp cho doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, không thể không nói tới sự cố gắng của chính bản thân các doanh nghiệp đã giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay có một vị thế tốt trong kinh tế xã hội nhất là trong việc đóng góp vào ngân sách, sử dụng lao động, tạo yếu tố ổn định cho xã hội như xoá đói giảm nghèo,…

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 66 - 67)