Khả năng tự thích ứng của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 67)

Khủng hoảng kinh tế gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, gần hai phần ba doanh nghiệp vừa và nhỏ tin rằng tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng là tạm thời, chỉ 15% tin cuộc khủng hoảng sẽ có tác động lâu dài đến hoạt động kinh doanh trong tương lai. Trong đó 12% doanh nghiệp tin rằng cuộc khủng hoảng đã tạo ra cơ hội cho họ. Lợi ích của khủng hoảng chủ yếu là đầu vào rẻ hơn, cạnh tranh bớt gay gắt hơn và có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt hơn của Chính phủ.

Ngoài ra thị trường lao động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ dường như không điều chỉnh trong điều kiện khủng hoảng. Thậm chí năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng việc làm bình quân của các doanh nghiệp được khảo sát là 9,9%. Trong đó Quảng Nam tăng trưởng mạnh nhất (28,5%), kế đó là Khánh Hòa (18,8%) và Hà Nội (13,7%) [41].

Trong khủng hoảng kinh tế tỷ lệ sống sót hằng năm của doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng giảm xuống, từ mức 94% của năm 2007 xuống còn 91,6% trong năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ 9-10% doanh nghiệp thoát khỏi thị trường không đáng nghiêm trọng, bởi theo các chuyên gia nghiên cứu đây cũng là tỷ lệ phổ biến ở các nước đang phát triển.

Những số liệu trên đây cho thấy khủng hoảng kinh tế toàn cầu dường như không tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh như cảm nhận của doanh nghiệp. Nó cũng khác xa mối quan ngại của chính các doanh nghiệp cuối năm 2008, khi suy thoái lan rộng trên toàn cầu và bắt đầu ảnh hưởng tới Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa công bố cuối năm 2008, 20% doanh nghiệp hội viên khó có thể trụ vững, 60% khác sa sút sản xuất do chịu tác động của khó khăn kinh tế. 20% còn lại vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt. Không lâu sau khi những số liệu này được công bố, Chính phủ quyết định triển khai các chương trình kích thích kinh tế với tổng mức cam kết lên tới 8 tỷ USD, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 4%. Từ sự hỗ trợ của Chính phủ, cùng với việc nắm bắt được các cơ hội trong khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp vừa và

nhỏ đã đưa doanh nghiệp của mình thoát khỏi tình trạng khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra. Không những vậy, nhiều doanh nghiệp còn tìm được hướng phát triển thuận lợi, đưa doanh nghiệp vươn lên.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 67)