Nhóm giải pháp 4: Phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào nâng

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 78 - 79)

cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đòi hỏi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn tới chính phủ cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động có tay nghề trình độ cao. Phát triển mạnh cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp.

Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề, đặc biệt chú trọng tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc kết quả phân tích nghề và thường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát để nắm bắt được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó có cơ sở đổi mới nội dung, phương thức phù hợp yêu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu thập, xử lý, phân tích dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực; kết nối cung cầu lao động thông qua các hệ thống giao dịch việc làm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 78 - 79)