Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 35 - 39)

Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam diễn ra từ khá lâu, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau, môi trường khác nhau mà nhìn chung là chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính là cuộc trường kỳ kháng chiến kéo dài gần một thế kỷ và những quan điểm chính trị thời kỳ hậu chiến tranh.

Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam năm 1986 thực sự là một bước ngoặt, Đại hội VI đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sử hữu khác nhau, thay đổi quan điểm với kinh tế tư nhân, từ kỳ thị chuyển sang coi trọng. Chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình kinh doanh ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại ra đời và phát triển.

Trong thời kỳ từ đổi mới đến hiện nay, số lượng doanh nghiệp của các thành phần kinh tế có sự biến động rất lớn. Trong khi số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực Nhà nước giảm liên tục, thì số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân trong công nghiệp (doanh nghiệp và công ty) tăng nhanh, số lượng lao động trên tổng số, đóng góp cho GDP và tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội cũng tăng nhanh. Quan niệm về kinh tế tư nhân cũng có nhiều đổi mới, không còn cái nhìn kỳ thị như trong giai đoạn bao cấp, với tư tưởng giáo điều và tả khuynh, coi kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế tiêu cực, là tàn dư của chế độ cũ, là bóc lột, ăn bám… Đến nay, kinh tế tư nhân thực sự đã được coi là “một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt nam. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam, mà đại diện tiêu biểu là khu vực kinh tế tư nhân và hộ cá thể, đã trải qua 2 bước ngoặt tính từ giai đoạn đổi mới. Bước ngoặt thứ nhất có thể xem như cởi trói cho doanh nghiệp là vào cuối thập niên

80, đầu thập niên 90 khi nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài(1989), Luật khuyến khích đầu tư trong nước(1994), Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty (1990), tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp. Theo VCCI thì trong giai đoạn 1991-1999, mỗi năm nền kinh tế Việt Nam tăng thêm 3.388 doanh nghiệp.

Bước ngoặt thứ hai bắt đầu kể từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành vào1/1/2000. Trong vòng một năm kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực có 14.457 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng vốn đăng ký đến hơn 24.000 tỷ (tương đương với 1,65 tỷ USD, trong đó 17.000 là vốn đăng ký mới và 7000 là vốn đăng ký bổ sung của các doanh nghiệp đang hoạt động, tức là tăng hơn ba lần nếu xét về số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh, và tăng hơn năm lần nếu xét về số vốn so với năm 1999 [7].

Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quyết định “doanh nghiệp vừa và nhỏ là đơn vị kinh doanh độc lập theo luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc sử dụng lao động bình quân hàng năm không quá 300 người”. Tính đến năm 2004 ở Việt Nam có hơn 150.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chính thức, 16.899 công ty, 300.000 hợp tác xã và 2.400.000 hộ gia đình đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, hơn 10.000.000 hộ gia đình đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, 13.000 trang trại (chưa tính đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển khá nhanh trong các giai đoạn tiếp theo. Ngày 23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 236/2006/Qđ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 5 năm (2006- 2010). Tính chung trong cả giai đoạn Kế hoạch, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 384.000 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 370.000 doanh nghiệp. Như vậy, qua Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể thấy Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp mới tăng lên đáng kể.

Hình 1: Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2006 – 2010

0 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Cục phát triển doanh nghiệp, Cục quản lý đăng ký kinh doanh.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, năm 2006 số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 46744 doanh nghiệp thì năm 2010 số doanh nghiệp thành lập mới là 89189 doanh nghiệp, tăng gấp 1,9 lần. Như vậy, sau 5 năm số lượng doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng lên gần gấp đôi. Theo VCCI, do năm 2010 là năm đầu tiên triển khai cơ chế đăng ký hợp nhất cho doanh nghiệp (đăng ký thành lập và đăng ký thuế cùng lúc), nên thời gian giải quyết thủ tục gia nhập thị trường đã được rút ngắn đáng kể. Kết quả là lượng thành lập mới riêng trong năm 2010 đã đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng 5,5% so với 2009 (tổng vốn đăng ký là 545.000 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có vốn 6 tỷ). Tính chung đến hết năm 2010, cả nước có 544.394 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, vượt mục tiêu đề được Chính phủ đề ra là 500.000 doanh nghiệp vào thời điểm này [3, tr.8].

Năm 2010 cả nước đã có gần 90000 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập. Trước đó, báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp tính đến hết năm 2008 là gần 380 nghìn. Đến 2010 cả nước có chừng 460 nghìn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% trong số này và được đánh giá là một cộng đồng hoạt động ngày càng năng động và hiệu quả, có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đây có thể xem là sự tăng trưởng một cách kì

lạ bởi lẽ khi khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng, sẽ có khoảng 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn, trong đó 20% sẽ "biến mất" [6].

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng ở chỗ, chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. Ở hầu hết các nước, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn hơn tốc độ ra tăng số lượng các doanh nghiệp lớn. Ở nước ta hiện nay, phân loại theo quy mô lao động, trong số 248.842 doanh nghiệp đang hoạt động có 162.785 doanh nghiệp siêu nhỏ, 74.658 doanh nghiệp nhỏ, 5.010 doanh nghiệp vừa và 6.389 doanh nghiệp lớn. Tính đến ngày 1/1/2010, nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ của Việt Nam chiếm tới tỷ lệ 65,42%, nhóm doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ 30%. Số doanh nghiệp vừa chiếm tỷ lệ 2,01% và doanh nghiệp lớn chiếm tỷ lệ 2,51%. Tổng cộng, số doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hiếm tỷ lệ tới 97,43%. Trong giai đoạn 2000-2009, số doanh nghiệp siêu nhỏ có tốc độ tăng trung bình hàng năm lớn nhất với 24,7%; số doanh nghiệp nhỏ là 20,41%; doanh nghiệp vừa và lớn có tốc độ tăng trung bình hàng năm lần lượt là 11,79% và 7,28% [3, tr.8].

Về cơ cấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, xuất phát từ điều kiện lịch sử kinh tế xã hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế. Kết quả điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thông kê công bố cho thấy một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong các ngành bán sỉ, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (39% tổng số doanh nghiệp đăng ký trong các năm 2006, 2007, 2008 và 2009). Các ngành công nghiệp (sơ chế) và xây dựng lần lượt chiếm 17,69% và 14,29% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động vào 1/1/2010. Hầu hết các doanh nghiệp này tạo ra giá trị gia tăng thấp, có xu hướng sử dụng nhiều lao động, vốn hạn chế và công nghệ thấp [47].

Bảng 3: Phân bố doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế 2006 -2010

2006 2007 2008 2009 2010

Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thuỷ sản 2.399 2.443 8.517 8.749 13571 Khai khoáng 1.361 1.687 2.257 2.521 3910 Công nghiệp chế biến,

chế tạo 26.082 30.235 37.647 44.018 68280 Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt, ước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 35 - 39)