Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không trái với các cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 73)

cam kết quốc tế

Khu vực doanh nghiệp của Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn trong bối cảnh phát triển kinh tế trong nước và cả quốc tế. Việc phải chống chọi với lạm phát, lãi suất cao, tỷ giá biến động lớn v.v... trong khi năng lực tài chính, nhân lực và khoa học công nghệ của khu vực doanh nghiệp còn hạn chế đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam bị mất dần khả năng cạnh

tranh. Tuy nhiên trong bối cảnh trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tiếp tục đà phát triển về cả số lượng và quy mô, tiếp tục đảm nhiệm vị trí, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Định hướng phát triển doanh nghiệp của Việt Nam là phát triển hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và hợp tác xã để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy đa dạng hoá sở hữu và kinh doanh. Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh theo quy định của pháp luật, trở thành một động lực phát triển của nền kinh tế. Tạo điều kiện cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh theo quy hoạch.

Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ñể phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Thực hiện Chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, đề cao đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế, xã hội và khung khổ pháp lý cho doanh nghiệp phát triển; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khuyến khích cộng đồng dân cư và doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà luật pháp không cấm.

Chính phủ cần phải tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp nhằm giảm bớt các rào cản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký thành lập doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc, thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin chung về doanh nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, của các tầng lớp dân cư đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp dân doanh.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 73)