Ứng phó với khủng hoảng kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 28 - 32)

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Châu Á. Một loạt các nước có nền kinh tế phát triển ổn định như Nhật Bản, Singarpo ... rơi vào tình trạng suy thoái. Ở Trung Quốc hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, đơn hàng bị thu hẹp, công nhân bị mất việc. Hệ thống các doanh nghiệp ở các quốc gia đều đứng trước rất nhiều thách thức.

Tuy vậy, trước những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nhiều nền kinh tế châu lục, đồng thời có tiếng nói to lớn hơn trong những quyết định kinh tế.

Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở châu Á năm 2009 đã giúp không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ thoát khỏi tình trạng suy thoái. Tuy vậy, tình hình hiện tại là khó khăn thật sự đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp xuất khẩu và nhà cung cấp cho các công ty lớn hơn mà dựa nhiều vào xuất khẩu.

Theo một số chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay quan tâm nhiều đến chi phí và sự cạnh tranh đang ngày càng tăng lên, nguồn tiền mặt đổ vào những thị trường trong nước và lãi suất gia tăng hơn là lo ngại về nguy cơ khủng hoảng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á chiếm phần lớn số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 30-60% tổng GDP và chiếm chừng 50% lượng lượng lao động chính thức. Là những nhà cung ứng cho các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất nhiều thành phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ gián tiếp có vai trò đáng kể trong nền kinh tế và là xương sống của hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo.

Một số báo cáo nghiên cứu gần đây nói rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm khoảng 16% GDP của các nền kinh tế có mức thu nhập thấp, 39% GDP của các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình và 51% GDP của các nền kinh tế có mức thu nhập cao.

Trung Quốc có khoảng 42 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm 75% lực lượng lao động và khoảng 60% tổng sản phẩm trong nước. Ở Ấn Độ, số các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 45% ngành chế tạo sản xuất và khoảng 40% lượng hàng hóa xuất khẩu. Tại Indonesia, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 55% cho GDP. Trong khi đó doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc chiếm 87,7% nguồn lao động, với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo chiếm 49% giá trị gia tăng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chiếm đa số trong giới doanh nghiệp Malaysia, cung cấp số việc làm lên tới 56% và đóng góp 32% cho GDP nước này. Ở Nhật Bản doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 80% các doanh nghiệp và có đóng góp không nhỏ vào GDP nước này [49]. Đại đa số các doanh nghiệp được khảo sát tin tưởng nền kinh tế sẽ tốt hơn. Trên 90% doanh nghiệp khảo sát có kế hoạch giữ nguyên hoặc tiếp tục tăng đầu tư vốn trong năm 2011.

Để có thể thoát khỏi khủng hoảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi nước có hướng đi khác nhau. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệm đó để vượt qua khủng hoảng.

* Kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn trong khủng hoảng kinh tế. Trong bối cảnh chính phủ thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc càng khó khăn hơn trong tiếp cận nguồn tín dụng, sau khủng hoảng vấn đề này dường như trở nên căng thẳng hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải đi vay trên thị trường tự do, nhưng như thế chi phí sẽ tăng lên.

Ngoài vấn đề tiếp cận tín dụng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc còn phải đối mặt với những thách thức khác. như đòi hỏi tăng lương từ phía người lao động. Theo ước tính, kể từ năm 2010 đến nay, lương ở tất cả các đô thị đã tăng hơn 20%. Điều này làm tăng thêm chi phi cho các doanh nghiệp vốn đã phải hoạt động với lợi nhuận rất thấp. Giá nguyên liệu thô cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Đồng nhân dân tệ (CNY) tăng giá so với đồng USD cũng làm gia tăng lo ngại cho các nhà xuất khẩu vì nó làm cho hàng hóa của Trung Quốc trở nên ít hấp dẫn hơn.

Một thách thức lớn nữa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc là nhu cầu của nước ngoài yếu. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập để xuất khẩu hàng cho người tiêu dùng nước ngoài. Sự sụp đổ của thương mại toàn cầu trong năm 2008-2009 đã thu hẹp thị trường nước ngoài, tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những vấn đề trên đã làm số vụ phá sản trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên. Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt với nguy cơ phá sản là 15,8%, tăng 0,3% so với năm 2009, và tỷ lệ thua lỗ tài chính cũng tăng lên mức 22,3% [50].

Vấn đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản không thể coi nhẹ vì doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng đến 80% lao động trong lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, do dây chuyền cung cấp kết nối chặt chẽ với nhau nên nếu

một doanh nghiệp phá sản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hàng loạt doanh nghiệp khác và có nguy cơ dẫn đến làn sóng sa thải công nhân.

Do đó trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, để bảo vệ lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ khỏi sụp đổ, chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm tăng mức hoàn thuế xuất khẩu, nới lỏng các điều kiện tín dụng. Trong gói các biện pháp kích thích tài khoá và tiền tệ trị giá 4.000 tỷ Nhân dân tệ công bố ngày 9/11/2008, Trung Quốc mở rộng cải cách các quy định về thuế giá trị gia tăng (VAT) với việc cắt giảm gánh nặng thuế doanh nghiệp 120 tỷ Nhân dân tệ. Đầu năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện sáu biện pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này giải quyết khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sáu biện pháp này gồm: giải quyết những khó khăn về huy động vốn và bảo lãnh tín dụng; khai thác thị trường; thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu; nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; tạo môi trường chính sách và thị trường tốt; tìm cách bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường

Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua được khó khăn trong khủng hoảng, thì bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đã “tự cứu mình” trong hoàn cảnh khó khăn của khủng hoảng. Bản thân chủ các doanh nghiệp Trung Quốc đã rất năng động, họ xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Khủng hoảng kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu, vì vậy để hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã tập trung hơn vào thị trường nội địa. Mặt khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chuyển hướng sang một số lĩnh vực kinh doanh mới, các doanh nghiệp này hy vọng sẽ tiếp tục chi mạnh cho truyền thông trong thời kỳ khủng hoảng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đang nâng cao tính lưu động. Hiện nay, 61% lượng nhân viên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc làm việc lưu động. Điều này giúp tiết kiệm một số chi phí dịch vụ cố định, đồng thời tăng tính năng động, hiệu quả của nhân viên hơn.

Dưới sự hỗ trợ của chính phủ và sự năng động của chính bản thân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc đã vươn lên vượt qua khủng hoảng. Nhờ thương mại phục hồi nhanh nên xuất khẩu đã tăng trưởng tới 30% trong năm 2010.

* Kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật:

Trong số hơn 5 triệu xí nghiệp của Nhật Bản hiện nay, thì hơn 80% là xí nghiệp vừa và nhỏ. Số người làm việc trong xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 77% tổng số lao động trong cả nước. Mặc dù chinh phủ Nhật Bản đó đề ra những chính sách nâng đỡ các xí nghiệp này, nhưng với cơ chế cạnh tranh thị trường, thì điều này không đủ, các xí nghiệp phải tự thân vận động, tìm mọi cách để đứng vững và chiếm được vị trí xứng đáng trên thị trường.

Bí quyết của doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, tìm hướng phát triển cho mình: Trước tiên các xí nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản hầu như không theo xu hướng “phải có đầy đủ mọi mặt” mà chỉ thiên về mặt nào xí nghiệp đó có sở trường, sở đoản nhất, còn lại phần lớn phải tìm chỗ dựa vào các xí nghiệp lớn để tồn tại. Về quản lý, các xí nghiệp này thực hiện phân công trực tiếp từ trên xuống dưới hoặc phân công theo trình độ, chuyên đi sâu sản xuất về một loại mặt hàng nào đó, để sản phẩm đạt độ tinh xảo, kỹ thuật cao. Vì vậy, bí quyết tồn tại và phát triển của xí nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản không ngoài 4 chữ : “Tinh, Vi, Chuyên, Sâu”.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 28 - 32)