Môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 45)

Môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Khái niệm môi trường kinh doanh rất rộng lớn và có nhiều cách phân loại khác nhau. Theo cách phân loại khá phổ biến hiện nay, môi trường kinh doanh bao gồm: Môi trường kinh tế (trong đó, yếu tố quan trọng nhất là thị trường); Môi trường thể chế, pháp lý; Môi trường chính trị - xã hội; Môi trường khoa học công nghệ; Môi trường văn hoá - xã hội; Môi trường tự nhiên.

Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển thuận lợi, môi trường kinh doanh cần phải ổn định, an toàn. Các yếu tố của môi trường kinh doanh phải đồng bộ.

Ở Việt Nam, việc chuyển sang cơ chế thị trường và những cố gắng của Nhà nước trong việc cải cách nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội bước đầu đã tạo môi trường thuận loại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Điều đó thể hiện như sau: Đảm bảo ổn định chính trị, kiềm chế lạm phát, xử lý lãi suất theo quan hệ thị trường, ban hành một số luật, cải cách hệ thống thuế, khuyến khích xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Tuy vậy, môi trường kinh doanh chung còn gặp nhiều khó khăn. Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hoạt động hiệu quả, cần phải giải quyết nhiều vấn đề tạo lập môi trường kinh doanh

thuận lợi hơn. Đây chỉ là một yếu tố quan trọng và cấp bách hiện nay trong môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta:

Môi trường luật pháp: Thời gian qua Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp hoạt động. Tuy vậy, hệ thống pháp luật chung cho toàn bộ nền kinh tế chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu những đạo luật quan trọng khác. Đồng thời qua việc thực thi luật pháp và các chính sách, trên thực tế đã bộc lộ nhiều nhược điểm như:

- Môi trường pháp lý đối với các loại hình doanh nghiệp chưa bình đẳng, kể cả khi hình thành doanh nghiệp cũng như quốc tế hoạt động kinh doanh. Việc hoạch định chính sách chủ yếu vẫn theo loại hình sở hữu, chưa chú trọng ngành nghề, quy mô doanh nghiệp. Thiếu bình đẳng giữa luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Môi trương pháp lý thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi trong các quy định pháp lý đối với các doanh nghiệp, gây tác dụng xấu đến môi trường đầu tư do mức độ rủi ro cao.

- Nhiều quy định pháp lý hiện nay còn rắc rối, rườm rà, việc tuyên truyền lại hạn chế khiến cho các doanh nghiệp có tâm lý ngại không muốn thực hiện các quy định đó.

- Các văn bản pháp quy thường ban hành không kịp thời, thiếu đồng bộ, nhiều quy định pháp lý không còn phù hợp chưa được rà soát kịp thời vừa gây khó khăn, bó buộc hoạt động của các doanh nghiệp, vừa tạo ra những kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng, làm mất hiệu lực quản lý nhà nước, đặc biệt là những thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, thủ tục vay vốn, xuất nhập khẩu, thuê đất.

- Việc thi hành pháp luật và xử lý vi phạm thiếu nghiêm minh đã dẫn đến tình trạng kinh doanh thiếu lành mạnh, gây rối loạn trong hoạt động kinh doanh.

- Chưa có luật khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ như ở các nước khác. Chẳng hạn, ở Hàn Quốc, có Luật Cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ

(1966), luật khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ (1978). Nhiều nước khác đều có luật riêng để khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Môi trường thị trường: Thị trường là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nói đến khó khăn về thị trường phải nói đến 2 nguyên nhân: Từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ (chưa thích nghi kịp với thị trường, sản xuất xấu, kém, giá thành cao... nên chưa thâm nhập được thị trường) và từ phía Nhà nước (tạo lập môi trường thị trường).

Thị trường nước ta còn kém phát triển, thiếu đồng bộ và bị chia cắt. Hiện nay mới có thị trường hàng hoá và dịch vụ, còn các thị trường khác chưa hoặc còn manh nha. Như: Thị trường vốn còn kém hiệu quả, đặc biệt là vốn dài hạn. Vào tháng 7/2000 thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã ra đời và đi vào hoạt động, tuy nhiên nó không phải là thị trường vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, thị trường còn bị độc quyền và đặc quyền nặng nề, làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ khi ra đời đã phải cạnh tranh không cân sức. Thị trường đầu vào như đất đai, vốn... đang khó khăn lớn, về cơ bản vẫn là cơ chế "xin cho" bất lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó khăn lớn nhất của thị trường trong nước là sức mua thấp, đặc biệt là ở nông thôn, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa vươn ra được thị trường ngoại tỉnh và nước ngoài. Thị trường đầu ra bị chèn ép do hàng ngoại nhập lậu tràn lan, phần lớn thị trường tiêu dùng bị hàng hoá nước ngoài chiếm lĩnh, thiếu thông tin hướng dẫn về thị trường.

Về thị trường nước ngoài: Do hạn chế về công nghệ, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu thị trường và ít có điều kiện tiếp xúc với thị trường nước ngoài nên khó xuất khẩu. Nhiều ngành nghề như thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, chạm khảm... bị đình đốn khi mất thị trường Liên Xô và Đông Âu. Trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta chủ yếu làm gia công cho các tổ chức trung gian trong và ngoài nước, xuất khẩu uỷ thác qua các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn.

Như vậy, khó khăn về thị trường do cả 2 phía: Một mặt, do năng lực, trình độ hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chất lượng hàng hoá thấp, trình độ quản lý kém; mặt khác, do môi trường thị trường chưa tốt: sức mua thấp, giá đầu vào cao, thiếu thông tin, bị hàng ngoại chèn ép.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 45)