III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1 Khởi động:
3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về văn kể chuyện 4 Phát triển các hoạt động :
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: Củng cố hiểu biết về văn kể chuyện. Bài 1/42
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS các nhóm thảo luận các câu hỏi :
+ Thế nào là kể chuyện ?( Là kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.)
+ Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?( Hành động của nhân vật - Lời nói,ý nghĩa của nhân vật - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.)
+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ? ( Mở bài- Diễn biến - Kết thúc).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét , kết luận.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2/42
- HS tiếp nhau đọc yêu cầu đề bài: Một em đọc yêu cầu và truyện “Ai giỏi nhất?” ; một em đọc câu hỏi trắc nghiệm.
- Cả lớp đọc thầm toàn văn yêu cầu đề bài và dùng bút chì khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
- Một số HS nêu kết quả – Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a/ Câu chuyện có 3 nhân vật.
b/ Tính cách của nhân vật thể hiện ở cả lời nói và hành động.
c/ Ý nghĩa của câu chuyện là khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
v Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện. -Chuẩn bị: Viết bài văn kể chuyện.
TIẾT 44