Luyện tập Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn “Ai có

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 108 - 112)

Câu 1. SGK súng… nước”.

+ Điệp từ “ai” đứng ở đầu câu khẳng định tất cả mọi người dân Việt Nam đều phải có trách nhiệm đứng lên cứu nước, bảo vệ độc lập tự do.

+ Những điệp từ súng, gươm đến những từ chỉ dụng cụ thô sơ như cuốc, thuổng, gậy, gộc nhằm nhấn mạnh: dân tộc ta đánh địch bằng tất cả vũ khí có trong tay, từ hiện đại đến thô sơ.

Câu 2. SGK - Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ. Vì đó là thế hệ phải đảm đương và gánh vác những trọng trách mà cha ông đã giao phó cho họ. Vì thế trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tien của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác viết:

- “Non sông Việt Nam… các em”

Lời nói của Bác dồn lại sức nặng ở phía thứ hai: “Chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”.

- Chỉ có học tập mới nâng cao nhận thức cho con người giúp họ biết vương lên khắc phục những khó khăn trong cuộc sống.

- Chỉ có học tập siêng năng mới giúp con ngừơi có đủ trình độ để tiếp nhận nền khoa học tiên tiến của nhân loại. - Chỉ có học tập mới có khả năng biến lí thuyết thành thực tiễn, áp dụng khoa học vào đời sống của chúng ta.

- Cuộc sống của mỗi người đòi hỏi phải suốt đời học tập. Học tập đã trở thành nghĩa vụ, lẽ sống, niềm vui.

- Chứng minh bằng kết quả của các công trình khoa học ngành y, ngành sinh vật học, của đội ngũ thi toán quốc tế hàng năm.

Câu 3. SGK - Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân: + Yêu ông, bà, cha, mẹ, anh chị em và những người thân khác trong gia đình.

+ Tình yêu vợ chồng gắn bó

+ Tình yêu của các bậc trên với con cháu

Tất cả đều giữ cho mái ấm nhà yên. Gia đình là hình ảnh thu nhỏ của quê hương đất nứơc. Vì vậy lòng yêu bắt nguồn từ yêu những người thân.

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ nơi chôn nhau cắ rốn, với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.

+ Ai cũng có một gia đình, một quê hương và chỉ một. Vì ở đó có những người thân yêu ta không thể nào quên được. + Quê hương nơi ta sinh ra còn lưu giữ bao kỉ niệm. Con người sống đựơc là nhờ vật chất nhưng không phải tất cả, con người cần có tinh thần. Những kỉ niệm của tuổi thơ là nguồn nuôi dưỡng tinh thần cho mỗi người gắn bó với quê hương.

+ Ai rồi cũng phải đến lúc già. Những kỉ niệm của tuổi thơ với quê hương ghi lại những dấu ấn, nhắc nhở mọi người.

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: kịch, nghị luậ - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK- SGV- Bài soạn SGK- SGV- Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài cũ

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc- hiểu

1. Kịch

- Hãy nêu đặc trưng của kịch

- Kịch có các đặc trưng

+ Chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả. + Những vấn đề thuộc bản chất cuộc sống được dồn nén quy tụ. + Xung đột kịch được cụ thể hoá bằng hành động kịch. Đó là tổ chức cốt truyện, nhân vật, tình tiết, biến cố. Nhân vật chính bộc lộ tính cách.

+ Những nhân vật được xây dựng bằng ngôn ngữ Có 3 loại ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, đàm thoại. + Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao. Em hãy nêu các kiểu loại kịch và

bản chất của nó?

- Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột, người ta phân ra 3 loại kịch:

+ Bi kịch: phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những nhân vật độc ác đen tối. Sự thảm hại hay cái chết của những nhân vật cao thượng, tốt đẹp, gợi lên nỗi vất vả xót xa thương cảm (Ham-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch- xpia).

+ Hài kịch: Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa bề ngoài đẹp đẽ với các bên trong xấu xa nhằm làm bật tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

+ Chính kịch: Phản ánh mâu thuẫn xung đột trong cuộc sống hàng ngày. Nó thể hiện vui buồn lẫn lộn.

Xét theo ngôn ngữ biểu diễn ta có các loại kịch nào?

Ta có: - Kịch thơ - Kịch nói - Ca kịch 2. Yêu cầu đọc kịch bản văn học

- Nêu những yêu cầu cơ bản khi đọc kịch bản văn học

- Đọc tiểu dẫn để có hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

- Đọc chú ý vào lời thoại nhân vật để nắm vững tính cách. Chú ý lời tranh luận biện bạch làm thay đổi tình thế hoặc khắc sâu mâu thuẫn.

- Phân tích hành động kịch, xác định được đâu là xung đột chủ yếu và thứ yếu. Phân tích kết quả của từng xung đột đó.

Văn nghị luận

a. Khái niệm về văn nghị luận Nêu đặc trưng của văn nghị luận.

- Là thể loại văn học đặc biệt dùng lí lẽ, phán đoán chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc về văn học, đời sống chính trị, xã hội, triết học, đạo đức…

+ Vấn đề đưa ra như một câu hỏi cần được giải đáp làm sáng tỏ, bàn về đúng sai, phải trái, khẳng định hoặc bác bỏ để người đọc, người nghe đồng tình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình.

+ Sức lôi cuốn của văn nghị luận là sâu sắc về tư tưởng, đằm thắm về tình cảm, mạch lạc chặt chẽ trong kết cấu, tinh tế trong diễn đàn.

+ Văn nghị luận sử dụng nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ cốt sao giúp người đọc lĩnh hội được vấn đề.

Em hãy nêu các loại văn nghị luận Xét theo nội dung bàn luận người ta chia ra làm 2 thể:

+ Văn chính luận: Bàn bạc về những vấn đề chính trị, triết học, đạo đức.

+ Phê bình văn học: luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật Theo dõi bảng thống kê sau đây.

Thời Thể

Trung đại Hiện đại

Nghị luận Chiếu, biểu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, bài luận (Chiếu dời đô,

Chiếu cầu hiền, Hịch tướng sĩ, Đại Cáo bình Ngô).

Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, xã luận trên báo, phê bình, tranh luận, bút chiến,…

(Tuyên ngôn Độc lập là lời

kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đạo đức và luân lí Đông Tây, Một thời đại trong thi ca…)

b. Yêu cầu đọc văn nghị luận - Em hãy trình bày cách đọc văn nghị luận

- Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh, mục đích sáng tác

+ Vấn đề nêu trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế.

+ Vấn đề đó có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống và lĩnh vực luận bàn?

- Nắm bắt được tư tưởng quan điểm chính của tác giả trình bày. Tóm lược được những luận điểm và xác định mối quan hệ giữa chúng với nhau.

- Với văn học, cảm nhận được tâm tư tình cảm qua sắc thái của cảm xúc, cung bậc tình cảm.

- Phân tích nghệ thuật lập luận, sử dụng ngôn ngữ cách dùng từ diễn đạt.

- Nêu khái quát giá trị tác phẩm trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung

(lấy Tuyên ngôn độc lập và Một thời đại trong thi ca để chứng minh)

II. Củng cốIII. Luyện tập III. Luyện tập

Phần Ghi nhớ SGK

Thực ra trong đoạn trích không hề có xung đột giữa tình yêu và thù hận, chỉ có tình yêu vượt lên trên thù hận mà thôi. Xung đột ở đoạn trích Tình yêu và thù hận là xung đột tâm trạng.

+ Với Giu-li-ét

* Tại sao chàng lại tên là Rô-mê-ô nhỉ?

* Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi hoặc nếu không chàng hãy thề là yêu em đi.

* Em không là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa

mang tên họ khác đi. Cái tên ấy có nghĩa gì đâu. Bông hồng kia nếu chúng ta gọi bằng tên khác thì hương thơm vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-me-ô nữa thì mười phân chàng vẫn vẹn mười. Rô-mê-ô chàng ơi chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng đổi lấy cả em đây.

* Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây. + Với Rô-mê-ô:

* Ca ngợi sắc đẹp của Giu-li-ét * Sẵn sàng đổi tên họ

* Thể hiện sức mạnh của tình yêu

Câu 2. SGK Nghệ thuật lập luận trong Ba cống hiến vĩ đại của Mác

Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian Mác ra đi. Ăng- ghen đã làm rõ tư tưởng của Mác là tư tưởng của con người hiện đại. Thân bài: Tác giả lần lượt trình bày ba cống hiến của Các Mác: + Phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội loài người. Tác giả đã so sánh với Đác-uyn để nhấn mạnh vai trò to lớn của Mác. + Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Mác đã đáp ứng được yêu cầu về quyền lợi và địa vị của giai cấp công nhân trong lòng xã hội tư sản.

+ Cống hiến thứ ba của Mác là ứng dụng học thuyết khoa học vào hành động thực tiễn. Với Mác, khoa học là hành động cách mạng. Mác đã đấu tranh say sưa kiên cường và có hiệu quả. Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác.

Kết bài: Có hai ý mà Ăng- ghen đã nhấn mạnh cho người đọc người nghe thấy được.

+ Mác mất đi là một tổn thất lớn cho hàng triệu người cộng sự cách mạng trên thế giới.

+ Để lại bao thương tiếc cho nhân loại tiến bộ trong đó có giai cấp công nhân.

+ Mác có thể có nhiều kẻ đối địch nhưng không có kẻ thù riêng nào.

+ Lời cầu nguyện.

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học.

- Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được bài văn nghị luận ngắn về hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc văn học.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK- SGV – Bài soạn SGK- SGV – Bài soạn

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w