TIẾNG MẸ ĐẺ NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 94 - 97)

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

2. Khát vọng của Phan Châ u Ông có nhắc tới phương Tây: “Bên Pháp , bình mới nghe”.

TIẾNG MẸ ĐẺ NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC

CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Đọc- tìm hiểu

1. Tiểu dẫn

- Hãy tóm tắt phần tiểu dẫn SGK

- Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước tiến bộ, nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Ông còn là nhà báo, nhà văn. Ông sinh năm 1899 tại quê mẹ- xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Lớn lên, ông về sinh sống ở quê cha- xã Mĩ Hoà, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Thân phụ ông là nhà thơ yêu nước Nguyễn An Khương.

- Ông sang Pháp và học trường đại học Xoóc- Don, đỗ Cử nhân luật năm 1920. Ông đi nhiều nước châu Âu, gặp gỡ các nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc. Về nước, ông chủ yếu viết báo, diễn thuyết chống đề quốc nên đã nhiều lần bị bắt, bị tù đày. Lần cuối cùng năm 1939, Nguyễn An Ninh bị kết án 5 năm tù, bị đày ở Côn Lôn, bị hành hạ cho đến chết trước hai năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công. - Ông từng làm chủ bút tờ báo yêu nước Tiếng chuông rè. Ông dịch Khế ước xã hội của Rút- xô và soạn vở tuồng

Hai Bà Trưng. Ông mạnh dạn lên án chính sách bóc lột và

ngu dân của thực dân Pháp. Ông phê phán mạnh mẽ đạo Khổng và đề cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu để xây dựng nền văn hoá riêng của nước nhà.

- “Tiếng mẹ đẻ- nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp

bức” là hai bài chính luận xuất sắc với bút danh Nguyễn

Tịnh đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925.

2. Văn bản

- Vì sao bài viết này đựơc coi là văn bản chính luận?

- Vì văn bản:

+ Đề cập tới một vấn đề về đời sống chính trị xã hội. + Có luận điệu, luận cứ rõ ràng

+ Có nêu hiện tượng và bàn bạc, phê phán. + Thể hiện thái độ, lập trường của người viết + Ngôn ngữ chính luận.

- Vấn đề chính cần bình luận là gì? - Tại sao tác giả không khẳng định vấn đề ngay từ đầu bài viết mà lại phê phán?

-Vai trò của tiếng mẹ đẻ- nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

- Khẳng định có hai cách:

+ Một là khẳng định rõ ràng vấn đề + Phủ định để khẳng định vấn đề

Trong bài này tác giả phê phán để ngầm khẳng định - Tác giả phê phán hiện tượng gì?

Bằng cách nào?

- Phê phán hiện tượng học đòi theo kiểu Tây hoá. Bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể:

+ Bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn ra ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình.

+ Coi việc sử dụng tiếng Pháp là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc.

+ Sử dụng nước suối và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu.

+ Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Âu để tỏ ra mình được đào tạo kiểu Tây phương.

+ Những kiểu kiến trúc và trang trí lai căng của những ngôi nhà ở theo kiểu văn minh Pháp.

- Lời lẽ phê phán như thế nào?

Tác giả đứng trên lập trường nào để phê phán?

- Nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu sắc + Bập bẹ

+ Cóp nhặt

+ Thái độ mù tịt về văn hoá châu Âu. + Kiểu kiến trúc lai căng

+ Bị tây hoá

- Tác giả đã đứng lên lập trường dân tộc để phê phán. Đây là tấm lòng đối với dân tộc, đất nước mình.

Tại sao tác giả cho rằng tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức?

- Vì tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc. Tác giả dẫn chứng cụ thể:

+ Nó tự phổ biến các học thuyết khoa học của châu Âu cho người Việt.

+ Người Việt vứt bỏ tiếng nói của mình chẳng khác nào khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi; chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do.

- Bản thân của tiếng mẹ đẻ. Nguồn giải phóng các dân tộc là ở chỗ nào?

- Đó là quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. + Biết, giỏi tiếng nước mình để học tiếng nước ngoài, vận dụng những khoa học thành tựu của họ vào đất nước mình.

+ Giỏi ngôn ngữ nước mình mới có cơ sở tìm hiểu ngôn ngữ nước người cũng như “hiểu biết vững một nền văn hoá rồi mới có khả năng thưởng thức một nền văn hoá ngoại bang”.

- Quan niệm về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài của tác gỉ đúng hay sai? Vì sao?

- Quan niệm của tác giả hoàn toàn đúng vì: + Chỉ có người Việt mới hiểu ngôn ngữ Việt.

+ Hiểu tiếng mẹ đẻ rồi mới là cơ sở để hiểu tiếng nước ngoài. Hiểu được ngôn ngữ châu Âu để “hiểu được châu Âu”.

+ Con người cần phải hiểu biết nhiều ngôn ngữ. Một trong những ngôn ngữ ấy, tiếng mẹ đẻ phải giàu có hơn, giỏi hơn.

- Tính chất thời sự của bài viết như thế nào?

- Thời kì nó ra đời:

+ Giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng khuyến khích học tiếng Pháp để tiếp thu tinh hoa nền văn hoá phương Tây, góp phần xây dựng đất nước- giải phóng đất nước.

+ Thời đại chúng ta biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết. Bài viết vẫn còn giữ nguyên giá trị.

- Để củng cố thêm cho người đọc, người nghe, tác giả khẳng định tiếng nước ra không nghèo ở chỗ nào? Khẳng định bằng cách nào?

- Tác giả khẳng định tiếng nước ta không nghèo. Trái lại nó còn rất giàu có. Nếucho tiếng Việt nghèo nàn thì chỉ là sự bất tài của con người mà thôi. Tác giả chứng minh lí lẽ ấy bằng những phản đề:

+ “Họ chỉ biết… An Nam nào”. Tác giả không cần nói thêm, ta ngầm hiểu tiếng nói của ca dao, tục ngữ là của ai? Nó như thề nào?

+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo

+ Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự”

- Tác giả đưa ra nguyên tắc nào trong sử dụng ngôn ngữ?

Đúng hay sai?

- Nguyên tắc mà tác giả đưa ra:

“Điều gì người ta… để nói ra” Đây là nguyên tắc đúng đắn. Nguyên tắc của tư duy ngôn ngữ.

Suy nghĩ đổi mới- Nói - Viết

Tạo ra được từ ngữ để nói, viết phù hợp.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w