Theo em có thể đọc hiểu theo

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 40 - 41)

cách nào?

- Có nhiều cách đọc- hiểu + Theo bố cục

+ Theo chủ đề

+ Theo kết cầu của bài tứ tuyệt: Khai, thừa, chuyển, hợp. Song bài này ta đọc- hiểu theo bố cục

1. Hai câu đầu

- Nên đặt tiêu đề để đọc- hiểu hai câulà gì?

- Điểm nhìn của nhà thơ và bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào?

- Bức tranh thiên nhiên mang đầy tâm trạng

- Vào cảnh chiều muộn, điểm nhìn của nhà thơ phải là đỉnh trời. Bồn chồn chung quanh là rừng núi âm u. Nhà thơ chỉ có thể ngước mắt nhìn để quan sát.

- Bác thấy gì: Một cánh chim về rừng vào chập choạng, một chòm mây côi cút trôi nhẹ trên tầng không.

- Em có nhận xét gì về cách miêu tả này?

- Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ phương Đông.

+ Miêu tả thiên nhiên thường chú ý tới bầu trời, chòm mây (Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, Thu hứng của Đỗ Phủ,

Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu).

+ Miêu tả buổi chiều muộn thường có hình ảnh của cánh chim về rừng:

(Truyện Kiều- Nguyễn Du) Chim kêu về núi tối rồi

(Ca dao)

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

(Chiều hôm nhớ nhà- Bà Huyện Thanh Quan)

Bác của chúng ta cũng chỉ gợi mà không miêu tả cụ thể. Người cốt ghi lại linh hồn của cảnh vật trong một không gian rộng lớn. Người đã tiếp thu một cách tự nhiên của thi ca trung đại.

+ Bút pháp ước lệ và sự chân thật, tự nhiên thống nhất làm một. Vì đây không chỉ là bức tranh thiên nhiên. Đây cũng là bức tranh của tâm trạng. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh.

-Tâm trạng của Bác được biểu hiện như thế nào?

- Đó là tâm trạng của một người tù bị lưu đày. + Cánh chim mỏi mệt

+ Chòm mây cô đơn

Hai hình ảnh ấy mang nặng tâm trạng của người tù trên đất khách. Bác lại gặp cảnh núi rừng hiu quạnh, nơi đất khách quê người, Bác vui làm sao được. Bởi cánh chim bay về rừng gợi cảnh sum họp đầm ấm. Chòm mây cô đơn chầm chậm gợi thân phận lênh đênh trôi dạt và không biết bao giờ mới được tự do. - Em có suy nghĩ gì về cách tả cảnh

để ngụ tình của Bác?

- Bác tiếp thu phong cách của thơ ca cổ điển tả cảnh để ngụ tình. Cảnh cũng thanh cao gần gũi, đầy liên tưởng. Một sự tương đồng giữa nhân vật trữ tình và ngoại cảnh. Sự rung động và cảm thông của Bác đối với cảnh vật thiên nhiên chứng tỏ tình yêu thương mênh mông của Người đã dành cho mọi sự sống ở đời. - Phải có một tâm hồn ung dung, thư thái, tự chủ và hoàn toàn tự do Bác mới có được những câu thơ cảm nhận về thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế trong hoàn cảnh khắc nghiệt tù đày.

-Người ta cho bài thơ Chiều tối có sự vận động về tứ thơ. Hãy chỉ ra cụ thể?

- Hai câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên được vẽ ra bằng bút pháp ước lệ cổ điển thì hai câu thơ cuối lại khắc hoạ hình ảnh của đời sống thường nhật. Đó là hình ảnh của cô em xóm núi. Hình ảnh này làm cho cấu trúc của bàithơ có sự vận động. Để thấy được cụ thể ý nghĩa của sự vận động ấy, chúng ta tìm hiểu hai câu còn lại của bài thơ.

2. Hai câu thơ cuối

- Hai câu thơ vừa đọc miêu tả nội dung gì?

- Hai câu thơ miêu tả rất cụ thể đời sống thường nhật. Đó là cảnh cô em xóm núi đang cần mẫn xay ngô và lò than rực hồng toả ra ánh sáng và người đi đường như quên đi cảnh ngộ của riêng mình, hoà vào không khí lao động.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w